Facebook Marketing
10 hiệu ứng giúp doanh nghiệp nắm bắt tâm lý khách hàng “cực đỉnh” (phần 1)
Có thể khẳng định rằng bất cứ một doanh nghiệp nào có thể nắm bắt được tâm lý khách hàng của mình thì doanh nghiệp được đánh giá là thành công. Nhưng hiện nay, nhu cầu của khách hàng trở nên đa dạng nên việc nắm bắt được chính xác tâm lý của họ sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Và lúc này doanh nghiệp cần đến sự trợ giúp của các hiệu ứng tâm lý. Vậy đó là những hiệu ứng nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé.
1. Hiệu ứng chim mồi (Decoy Effect)
Hiệu ứng chim mồi (Decoy Effect) hay còn gọi là hiệu ứng ưu thế bất cân xứng (Asymmetric Dominance effect). Đây là hiệu ứng thường xuyên được áp dụng trong định giá.
Hiệu ứng này có nghĩa là bạn đưa ra một mồi nhử để lôi kéo khách hàng lựa chọn đúng món hàng mà bạn mong muốn thay vì chỉ có hai sự lựa chọn. Khi đối mặt với sự lựa chọn thứ ba (một “chim mồi”), khách hàng thường vui vẻ lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ có giá cao hơn mà không hề hay biết rằng mình vừa bị “móc túi”.
2. Hiệu ứng lan truyền (Social Proof)
Hiệu ứng lan truyền (hay social proof) là một nguyên tắc tâm lý giải thích cho việc một cá nhân nhìn vào hành động của đám đông để xác định cách hành xử của mình cho phù hợp.
Hiểu một cách đơn giản là hiệu ứng này sẽ đánh vào tâm lý của người mua hàng luôn tin tưởng vào những đánh giá và lời chứng thực của những người đã từng trải nghiệm sản phẩm trước đó từ đó kích thích khả năng mua hàng cao từ họ.
3. Hiệu ứng mỏ neo (Anchoring)
Hiệu ứng mỏ neo là một khuуnh hướng nhận thức mô tả хu hướng phổ biến của con người là luôn phụ thuộc quá nhiều vào phần thông tin được cung cấp đầu tiên (mỏ neo) trước khi đưa ra quyết định.
Cụ thể, hiệu ứng mỏ neo sẽ thường được sử dụng trong các chương trình giảm giá khuyến mãi. Theo đó người bán sẽ đưa ra một “mỏ neo” chính là giá gốc của sản phẩm và số phần trăm giá trị được giảm giá sau đó thả neo “thả neo” với mức giá thấp hơn là mức mà sau khi được giảm giá. Một khi “neo đậu” là khách hàng sẽ thấy sự chênh lệch từ đó họ sẽ đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng.
4. Hiệu ứng FOMO
Hiệu ứng FOMO (Fear Of Missing Out) này đánh vào tâm lý của khách hàng khi luôn sợ hãi mình bỏ lỡ những điều thú vị, hay ho mà người khác đang được trải nghiệm từ đó gợi nên một cảm xúc mạnh mẽ thúc giục họ hành động. Nó khiến khách hàng đưa ra những quyết định dựa trên cảm tính chứ không phải nhu cầu thực tế hay mong muốn bản thân.
VD: Tổ chức một khuyến mãi chỉ diễn ra vào khung giờ nhất định nào đó với số lượng hạn chế và luôn hiển thị số người đang đặt hàng sẽ khiến khách hàng “sợ mất cơ hội mua giá rẻ” và nhanh chóng đặt hàng.
5. Hiệu ứng khan hiếm (Scarcity Effect)
“Thứ gì càng hiếm thì càng quý” được coi là câu “slogan” đúng nhất khi nói đến hiệu ứng khan hiếm. Hiệu ứng này là một trong những hiệu ứng tâm lý mạnh mẽ nhất đánh vào khách hàng, nó mạnh ở chỗ khách hàng đã biết rõ mánh khóe của bạn nhưng vẫn sẵn sàng móc ví ra chi trả cho một món hàng mà ta không thích lắm, chỉ vì nó “sắp hết”, “số lượng có hạn” hoặc “chỉ còn…duy nhất”.