11 thuật ngữ Facebook Ads mà các nhà quảng cáo mới cần nắm rõ
11 thuật ngữ Facebook Ads mà các nhà quảng cáo mới cần nắm rõ

11 thuật ngữ Facebook Ads mà các nhà quảng cáo mới cần nắm rõ

8/26/2021 5:25:21 PM

Những thuật ngữ trên Facebook Ads sẽ thường xuyên được sử dụng rất nhiều trong các chiến dịch, báo cáo, hội nhóm về Facebook Ads và Marketing Online vì vậy bắt buộc những nhà quảng cáo cả mới lẫn cũ đều phải hiểu được những thuật ngữ này thì mới có thể tối ưu được một chiến dịch quảng cáo thành công trên Facebook. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp cho bạn một số thuật ngữ phổ biến nhất trên Facebook Ads. Hãy cùng theo dõi nhé.


1. Múi giờ

Tức là tài khoản quảng cáo có chu kỳ chạy trong 24 giờ đồng hồ theo múi giờ quảng cáo của bạn. Nếu bạn quảng cáo ở thị trường Việt Nam thì theo múi giờ là “ GMT +7:00 Asia/ ho chi minh ” thì quảng cáo của bạn sẽ bắt đầu ngày mới vào lúc 00h00. 

Nếu bạn chọn sai múi giờ cho thị trường quảng cáo của mình, ví dụ như quảng cáo với thị trường nước ngoài nhưng lại đặt múi giờ GMT +7:00 sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quảng cáo của bạn. Ở khoảng thời gian khách hàng tương tác tốt thì quảng cáo của bạn lại sắp hết tiền để chạy.


2. Reach - tiếp cận

Reach là lượt tiếp cận tức là chỉ số này cho bạn biết được rằng quảng cáo của bạn đã hiển thị đến bao nhiêu khách hàng. Nói dễ hiểu, khi khách hàng bắt gặp quảng cáo của bạn trên news feed của họ, cứ nhìn thấy là tính lượt reach.


3. Budget - ngân sách

Ngân sách là số tiền mà bạn phải chi trả cho quảng cáo của mình. Facebook hiện sẽ cung cấp cho nhà quảng cáo 2 cách tính ngân sách chính:

- Ngân sách mỗi ngày (Daily Budget) Đây là khoản tiền bạn muốn chi tiêu dành cho quảng cáo trong 1 ngày. 

Ví dụ: Nếu bạn chọn ngân sách mỗi ngày là 5 USD, Facebook sẽ tự tính toán và dùng hết 5 USD đó trong 24 giờ. Tiếp tục như thế cho các ngày tiếp theo, nếu bạn vẫn tiếp tục quảng cáo.

- Ngân sách trọn đời (Lifetime Budget): Tùy theo chiến lược quảng cáo mà bạn chọn cách tính ngân sách phù hợp cho mình. Nói dễ hiểu, bạn sẽ dàn trải ngân sách trong 1 khoảng thời gian. 

Ví dụ:  bạn thiết lập chi tiêu là 5 USD trong vòng 7 ngày, thì Facebook sẽ tự động tính toán chi tiêu sao cho vừa đủ 5 USD trong 7 ngày đó.


4. Spent – Cắn tiền

Spent tức là cắn tiền hay nói cách khác là tài khoản đã bắt đầu bị trừ tiền. Tuy nhiên có một vấn đề khá phổ biến đó chính là có khá nhiều chiến dịch chạy ads với ngân sách lớn nhưng quảng cáo không chịu cắn tiền, tức không thể hiển thị hay hiển thị kém


5. Cost - chi phí

Đây là chi phí cho mỗi kết quả facebook mang lại khi có lượt tương tác với bài viết. Tùy vào hình thức quảng cáo mà bạn chọn mà cách tính chi phí này có thể khác nhau.


6. CPM

CPM (Cost per mile) là chi phí cho 1000 lượt hiển thị. Khi quảng cáo của bạn xuất hiện trên News Feed, hoặc cột bên phải đều tính là lượt hiển thị. CPM càng cao, bạn cần phải tốn nhiều tiền hơn để quảng cáo của bạn có cơ hội hiển thị đến khách hàng.


7. CPC

CPC là chi phí cho mỗi lượt nhấp vào liên kết. Hiểu đơn giản là bạn phải trả tiền cho facebook nếu như khách hàng nhấp vào liên kết dẫn đến web hoặc ứng dụng của bạn.


8. CTR

CTR (Click Through Rate) hay còn gọi là tỉ lệ nhấp chuột vào liên kết khi quảng cáo trên Facebook. Nó sẽ giúp đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Cách tính tỉ lệ nhấp chuột như sau:

Số lần nhấp chuột / số lần hiển thị quảng cáo.


9. Target

Target là nhắm chọn đối tượng mục tiêu. Bạn sẽ nghe dân trong nghề nói về thuật ngữ quảng cáo Facebook này rất nhiều. Target có thể là nghề nghiệp, độ tuổi, vị trí hay sở thích hoặc hành vi. Tùy vào tệp khách hàng mục tiêu của sản phẩm/dịch vụ mà bạn có thể target đối tượng để Facebook phân phối thật chính xác đến khách hàng mục tiêu.


10. Chạy bùng quảng cáo 

Đây là một hành vi gian lận trong Facebook Ads. Nghĩa là các bạn tiến hành chạy quảng cáo nhưng lại cố tình không trả tiền quảng cáo cho Facebook. Với mỗi tài khoản quảng cáo, bạn chỉ có thể được bùng 1 lần duy nhất và sau đó thì chắc chắn tài khoản sẽ bị khoá mà không thể kháng cáo.


11. Tài khoản bị gắn cờ

Khi bạn:

  • Vi phạm một chính sách nào đó của Facebook 

  • Fanpage của bạn là page bẩn (Spam, mua like,…)

  • Bị report từ phía người dùng

Thì tài khoản sẽ bị gắn cờ hay nói cách khác là bị khóa. Khi tài khoản bị lỗi, bạn có thể báo cáo/khiếu nại với đội ngũ Support và bình tĩnh chờ đợi. Tuy nhiên, hầu như một tài khoản đã bị gắn cờ sẽ rất khó khôi phục.

 

Trên đây là 11 các thuật ngữ facebook ads được dùng nhiều nhất mà các nhà quảng cáo mới cần phải nắm rõ. 


0901.731.871

x
Yêu cầu gọi lại tư vấn