4 tiêu chí quan trọng để tạo nên một slogan “đắt giá”
4 tiêu chí quan trọng để tạo nên một slogan “đắt giá”

4 tiêu chí quan trọng để tạo nên một slogan “đắt giá”

8/11/2021 5:26:26 PM

Trong kinh doanh, slogan là một yếu tố không thể thiếu của doanh nghiệp, nó không chỉ đơn giản là một câu khẩu hiệu để quảng bá, mà hơn hết nó còn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trong một thời gian dài. Vì thế trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn 4 tiêu chí để có được một câu slogan “đắt giá” cho doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng theo dõi nhé. 


1. Khác biệt với đối thủ cạnh tranh

Như chúng ta đã biết thị trường kinh doanh hiện nay có sự cạnh tranh vô cùng lớn giữa các thương hiệu với nhau vì thế để có thể “thắng thế” và thu hút được khách hàng về phía mình thì mục tiêu tối thượng của mọi thương hiệu chính là sự khác biệt. Nếu thương hiệu của bạn nhạt nhòa trong vô vàn những thương hiệu trên thị trường thì đừng nghĩ đến chuyện khách hàng có thể nhớ và yêu sản phẩm của bạn.

Vì vậy, khi đối thủ đã chiếm giữ được một từ có giá trị thì đừng tốn công vô ích để nói điều tương tự. Thay vào đó, hãy nói cho khách hàng biết sản phẩm của bạn khác biệt ở điểm nào tại chính slogan của mình. Đó có thể là khác biệt về chức năng, khác biệt về cảm xúc hoặc mang lại một lợi ích khác cho khách hàng mà đối thủ không có.

VD: Lavie và Aquafina đều là hai thương hiệu sản xuất nước khoáng nhưng slogan của Lavie thiên về thiên nhiên “Chắt lọc từ thiên nhiên” còn Aquafina thiên về tinh khiết “diện mạo hoàn hảo cho sự tinh khiết”


2. Mang lại liên tưởng thương hiệu tích cực cho khách hàng mục tiêu

Liên tưởng thương hiệu không phải là lý do mua hàng mà nó cung cấp sự thân quen, phân biệt và nằm sâu trong tâm trí của người tiêu dùng. Vì thế một khi Slogan đã mang lại liên tưởng cho khách hàng thì những điều đó phải là những điều tích cực để từ đó có thể khơi gợi được cảm xúc và dễ đi vào lòng người. Đặc biệt cần tránh những câu có thể gây hiểu lầm, hiểu sai, hoặc hiểu theo nghĩa tiêu cực.

VD: Sản phẩm Aji-ngon thiên về ẩm thực nên họ dùng những câu từ trong slogan của mình để khơi gợi đến việc ăn uống, nội trợ, nấu nướng hoặc kích thích vị giác “ngon đậm đà, ngọt tự nhiên”. 


3. Thể hiện nhận biết ngành nghề

Khi khách hàng nhìn thấy một thương hiệu nào đó lần đầu tiên, họ chắc chắn luôn muốn biết một điều là thương hiệu đó đang kinh doanh cái gì trước khi tìm hiểu về sản phẩm. Do đó khi bạn khởi nghiệp, hoặc có sản phẩm mới thì slogan cần thể hiện được ngành nghề của thương hiệu. Thương hiệu của bạn không mới nhưng chưa được khách hàng nhận biết thì hãy ưu tiên nói về ngành nghề trong slogan.

VD: Bitis là thương hiệu về giày dép vì thế trong slogan của mình họ dùng  từ ngữ liên quan đến ngành nghề của mình “Nâng niu bàn chân Việt”. 


4. Dễ nhớ

Bạn chỉ có vài giây để gây ấn tượng với khách hàng bằng câu slogan của mình vì thế để “đóng đinh” câu slogan đó vào tâm trí khách hàng thì hãy dùng những từ ngữ nào đó thật ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu từ đó khách hàng cũng sẽ dễ nhớ hơn. Tránh dùng những từ ngữ phức tạp bởi chúng khiến câu slogan của bạn khó nhớ, khó hiểu những gì mà bạn đang muốn truyền tải đến.

VD: Nike với một câu slogan đi cùng thời đại, cũng sử dụng sự ngắn gọn nhưng lại có thể chạm đến cảm xúc của khách hàng một cách mạnh mẽ “Just do it”.

 

Trên đây là 4 tiêu chí quan trọng để tạo nên một câu slogan “đắt giá” để thu hút khách hàng và quảng bá thương hiệu hiệu quả. 


0901.731.871

x
Yêu cầu gọi lại tư vấn