7 nguyên tắc đặt tên thương hiệu mà doanh nghiệp cần ghi nhớ
7 nguyên tắc đặt tên thương hiệu mà doanh nghiệp cần ghi nhớ

7 nguyên tắc đặt tên thương hiệu mà doanh nghiệp cần ghi nhớ

11/11/2021 5:18:01 PM

Giữa vô vàn những thương hiệu khác trên thị trường, làm thế nào để khách hàng có thể dễ dàng phân biệt và nhận diện được bạn ngay lập tức? Câu trả lời ở đây chính là tên thương hiệu - thứ đầu tiên đi vào nhận thức của khách hàng. Bạn có thể tự tay đặt bất cứ một cái tên nào đó cho thương hiệu cho mình nhưng vẫn phải đặc biệt lưu ý những nguyên tắc dưới đây.


1. Chọn tên thương hiệu có thể đăng ký bảo hộ

Nếu bạn là một cửa hàng nhỏ, bạn có thể không cần quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ cho tên thương hiệu của mình nhưng với một cửa hàng, doanh nghiệp lớn và muốn phát triển lâu dài thì việc này là cực kỳ quan trọng.

Bởi một cái tên thương hiệu được đăng ký bảo hộ sẽ được pháp luật bảo vệ một cách trọn vẹn và tuyệt đối nhất nếu có tranh chấp về thương hiệu xảy ra. Và tránh được việc bị làm giả, làm nhái trên thị trường.


2. Nên đặt tên thương hiệu có sẵn tên miền

Tên miền của bạn nên phản ánh thương hiệu và ngược lại. Thương hiệu cần có thời gian để phát triển và việc thêm tên thương hiệu độc đáo vào miền sẽ giúp bạn nổi bật, được nhiều người biết đến, từ đó tăng số lượt truy cập vào trang web. 


3. Không liên tưởng đến nghĩa tiêu cực 

Khách hàng nào cũng muốn được truyền tải và nhận được những giá trị tích cực từ doanh nghiệp. Vì thế, nguyên tắc tiếp theo mà bạn cần lưu ý khi đặt tên thương hiệu đó là không liên tưởng đến nghĩa tiêu cực. 

Hãy tránh các lỗi về âm lẫn về nghĩa, làm khách hàng liên tưởng tới những hình ảnh tiêu cực, nhạy cảm, đen đủi, rủi ro… Đặc biệt nếu bạn sử dụng tên nước ngoài, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về từ ngữ đó. Bởi lẽ có những từ ngữ mang nghĩa tốt ở quốc gia này nhưng lại mang nghĩa xấu ở quốc gia khác.


4. Chọn tên thương hiệu đơn giản và dễ nhớ

Một khi khách hàng nói rằng “Không nhớ tên là gì?” thì chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ hoàn toàn thất bại trong việc xây dựng nhận diện thương hiệu. Chính vì thế những yếu tố như đơn giản, dễ nhớ, dễ đọc,...không bao giờ được “thiếu” khi bạn đặt tên thương hiệu.


5. Liên quan đến ngành nghề hoặc sản phẩm

Tên thương hiệu không nhất thiết phải liên quan tới ngành nghề hoặc sản phẩm bạn đang kinh doanh. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp nhỏ, mới, chưa được biết đến nhiều, đặt tên thương hiệu liên quan với ngành nghề sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian và tối ưu chi phí truyền thông, quảng cáo.


6. Tên thương hiệu cần khác biệt

Đương nhiên để khách hàng có thể phân biệt và nhận diện được bạn giữa vô vàn những thương hiệu khác trên thị trường thì tên của bạn cần phải tạo được sự khác biệt, không trùng lặp hay kể cả tương đồng một yếu tố cũng không nên.


7. Đúng phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu

Trước khi đặt tên thương hiệu bạn cần phải xác định chính xác phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu của mình vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.

VD: Nếu khách hàng của bạn đa số là người Việt, hãy đặt một cái tên “Việt” vì không mấy người có thể nhớ hay đọc một cái tên nước ngoài. Hoặc nếu phân khúc thị trường của bạn hướng dẫn là những khách hàng có thu nhập cao, hãy đặt một cái tên xa xỉ, cao cấp và hào nhoáng.

 

Tên thương hiệu sẽ đi với bạn trong một chặng đường dài để chinh phục khách hàng vì thế hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thể đặt được cho mình một cái tên thật hay, thật đúng và thật hiệu quả để thực hiện được những mục tiêu kinh doanh của mình. 


0901.731.871

x
Yêu cầu gọi lại tư vấn