Facebook Marketing
7 tips giúp bạn lấy được niềm tin khách hàng ngay cả khi chưa có thương hiệu
Hầu hết những khách hàng mua sắm, họ sẽ khó có sự tin tưởng và dám “liều lĩnh” mua hàng khi chẳng biết gì về thương hiệu hay chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp này cả. Chính vì điều này, đã đặt ra một thách thức rất lớn đối với các thương hiệu mới khi phải tìm cách để lấy được niềm tin của khách hàng. Vì thế, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ mách cho bạn 9 tips cực hiệu quả giúp bạn giành được lòng tin và bắt đầu phát triển thương hiệu. Hãy cùng theo dõi nhé.
1. Chia sẻ khía cạnh con người của thương hiệu
Khi khách hàng chưa biết gì về doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn, hãy giới thiệu về nó - đây chính là khía cạnh con người mà bạn nên thể hiện. Bởi khía cạnh này sẽ giúp bạn tạo thêm tính xác thực và uy tín cho thương hiệu từ đó vượt qua được sự hoài nghi của người dùng.
Và nơi tốt nhất để bạn chia sẻ khía cạnh con người của thương hiệu mình đó là trang About Us (trang giới thiệu) trên website của mình. Ở đây bạn có thể kể câu chuyện của mình từ lúc bắt đầu thành lập đến hiện tại và những mục tiêu ở tương lai. Điều này, sẽ giúp bạn khơi gợi được cảm xúc trong khách hàng và tạo nền tảng để họ tin tưởng hơn.
2. Làm khách hàng tin tưởng thông qua nội dung bài viết
Các bài viết chất lượng là một công cụ mạnh mẽ để bạn kết nối với những người dùng mới, những người chưa biết bạn là ai. Từ đó giúp mọi người cảm thấy như họ thực sự biết và có thể tin tưởng bạn.
Để nội dung hiệu quả, bạn cần phải cung cấp nội dung có giá trị và chất lượng cao theo một lịch trình đều đặn.
3. Chứng minh khả năng bảo mật thông tin để khách hàng tin tưởng
Internet luôn là một nơi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về vấn đề an ninh mạng với việc hacker đánh cắp thông tin cá nhân cho các mục đích xấu và đây cũng chính là nỗi lo lắng lớn nhất của người dùng.
Vì thế để có thể gạt bỏ được những nỗi lo này và khiến khách hàng tin tưởng bạn hơn thì bạn chỉ còn cách chứng minh khả năng bảo mật website của mình.
Vậy phải chứng minh như thế nào? Với một website thì cách tốt nhất là sử dụng SSL và TLS là hai tiêu chuẩn bảo mật hàng đầu cho hàng triệu website trên toàn thế giới, điển hình là giao thức Https với tính bảo mật vô cùng cao.
4. Chuẩn bị sẵn sàng để giải đáp thắc mắc của khách hàng
Vì khách hàng không biết gì về thương hiệu của bạn nên chắc chắn họ sẽ có rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp. Do đó, bạn không những phải đưa ra được một câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất mà còn phải đảm bảo việc giải đáp thật nhanh chóng.
Bởi khách hàng hiện nay có thể nói là rất thiếu kiên nhẫn nên họ sẽ không bao giờ hài lòng nếu vấn đề của họ không được giải quyết ngay lập tức. Vì lẽ đó, bạn rất cần tích hợp cổng trò chuyện (Messenger/Live Chat,…) trên trang web của mình. Tốt hơn hết, bạn có thể tự động hóa kịch bản trả lời bằng chatbot.
5. Làm nổi bật chính sách đổi trả hàng
Khi mua sắm trực tuyến, khách hàng không chỉ chú trọng đến chất lượng của sản phẩm mà còn đặc biệt quan tâm đến chính sách trả hàng hoàn tiền của doanh nghiệp. Tại sao lại như vậy?
Bởi với một chính sách đổi trả tốt sẽ cho khách hàng thấy rằng bạn ưu tiên trải nghiệm của họ và bạn tự tin về sản phẩm của mình, đến mức khách hàng có thể gửi lại để được hoàn lại tiền nếu họ không thích. Vì thế, nếu xây dựng được một chính sách trả hàng hoàn tiền tốt như vậy thì không lý gì mà họ lại không tin tưởng bạn cả.
6. Cân nhắc việc tặng các sản phẩm mẫu
Gửi tặng các sản phẩm mẫu chính là cách để bạn nhắm được “một mũi tên trúng hai đích” khi vừa đánh được vào tâm lý thích được tặng quà của khách hàng lại vừa chứng minh được chất lượng sản phẩm của mình. Từ đó, bạn sẽ có thể chiếm được lòng tin và dễ dàng thuyết phục họ chi tiền sau đó.
Ngoài ra, khi tặng sản phẩm mẫu bạn hãy nhờ khách hàng đưa ra những đánh giá, nhận xét. Để từ đó, biết được sản phẩm của bạn mạnh ở đâu để phát huy và yếu ở đâu để cải thiện. Bên cạnh đó, với những nhận xét tốt, bạn có thể hiển thị chúng trên trang web của bạn để tạo uy tín và tăng niềm tin với những khách hàng khác.
7. Cung cấp thông tin sản phẩm thật chi tiết
Khi bán hàng trực tuyến những hình ảnh, mô tả về sản phẩm là những điều giúp khách hàng hình dung và có cái nhìn chân thực nhất về sản phẩm. Đây cũng là yếu tố tác động tới ý định mua hàng của khách hàng nhiều nhất và dễ dàng thuyết phục họ.
Do đó, những thông tin về sản phẩm cần phải được cung cấp một cách thật chi tiết, đầy đủ và chính xác nhất. Những thông tin đó có thể là:
-
Xuất xứ, nơi sản xuất.
-
Kích thước chính xác của sản phẩm.
-
Trọng lượng chính xác của sản phẩm.
-
Thành phần sản phẩm/nguyên liệu sản xuất.
-
Thông tin bảo hành.
-
Các tính năng khác và lợi ích của chúng.
Niềm tin của khách hàng chính gần như là yếu tố quyết định đến việc sống còn của thương hiệu. Vậy nên, hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thể áp dụng thật hiệu quả những tips xây dựng lòng tin ở trên để từ đó có được sự khởi đầu thật khởi sắc cho doanh nghiệp của mình.