Bật mí những bí quyết giúp bạn bán được hàng dù giá cao hơn đối thủ
Bật mí những bí quyết giúp bạn bán được hàng dù giá cao hơn đối thủ

Bật mí những bí quyết giúp bạn bán được hàng dù giá cao hơn đối thủ

05/05/2021


Trong một môi trường cạnh tranh kinh doanh vô cùng khắc nghiệt hiện nay, buộc các nhà nhà bán hàng, công ty, doanh nghiệp phải liên tục đưa ra các chiến lược cạnh tranh khác nhau để có thể thu hút nhiều khách hàng và đứng vững trên thị trường. Trong đó sự cạnh tranh về giá cả là gay gắt nhất, khi có rất nhiều trường hợp những đối thủ cạnh tranh bán cùng một sản phẩm mà giá cả lại thấp hơn so với giá của bạn khiến cho bạn mất đi nhiều khách hàng và gây ra rất nhiều tổn hại. Vậy làm thế nào để có thể bán được hàng dù giá của bạn cao hơn so với đối thủ? Hãy cùng theo dõi bài viết sau. 

 


1. Xác định thị trường mục tiêu của bạn:

Đây là một bước quan trọng nhất khi bạn muốn bán được hàng khi giá cao hơn đối thủ. Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu hoặc mong muốn mà công ty có khả năng đáp ứng. Nắm rõ được điều này, công ty có thể chiếm được ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh vì nếu bạn bán giá cao thì họ vẫn sẽ chấp nhận vì nó đáp ứng được nhu cầu của họ. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải phân đoạn thị trường vì đối với những loại hàng hóa có giá cao, rõ ràng không phải tất cả mọi người đều là khách hàng tiềm năng của bạn. Đó nên là những khách hàng có thu nhập tương đối tốt và sẵn sàng chi trả cho những hàng hóa chất lượng cao để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình.


2. Tạo sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ của bạn

Khi mua sắm, khách hàng thường có xu hướng so sánh giá cả giữa những shop khác nhau và đa số những shop có giá tiền thấp hơn thường sẽ thắng thế. Vậy làm sao để bán được hàng khi giá cao hơn đối thủ mà không phải hạ giá sản phẩm của mình? Câu trả lời đầu tiên là hãy tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm và dịch vụ của bạn so với đối thủ. Khi khách hàng nhìn thấy được những điểm khác biệt vượt trội của bạn thì sự so sánh về giá sẽ không còn là trở ngại nữa. Bạn nên nhớ sự khác biệt bạn tạo ra phải phù hợp và đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng để họ thấy được với số tiền họ bỏ ra tuy cao hơn những đổi lại họ sẽ sở hữu được những lợi ích xứng đáng với số tiền họ bỏ ra.  

Bạn có thể tạo sự khác biệt ở những điểm sau:

  • Đa dạng về chủng loại hàng hóa

  • Cung cấp những sản phẩm mới nhất, phù hợp với nhu cầu của khách hàng 

  • Cung cấp dịch vụ tiện lợi nhất


3. Tăng thêm dịch vụ hậu mãi

Cũng giống như tạo sự khác biệt về sản phẩm và dịch vụ thì bạn cũng cần phải tăng thêm những dịch vụ hậu mãi để có thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ nhất trước những đối thủ muốn thắng trong phương diện giá bán. Một số dịch vụ hậu mãi bạn có thể áp dụng như: gói quà, miễn phí vận chuyển trong bán kính 5km, tăng thời gian bảo hành lên 2 năm, chính sách đổi trả hàng, quà tặng kèm,..…có thể khiến cho khách hàng ấn tượng và luôn ưu tiên chọn bạn đầu tiên. 


4. Tạo điều kiện mua sắm tiện lợi

Điều kiện mua sắm tiện lợi đầu tiên bạn phải tạo ra chính là không để cho khách hàng phải chờ đợi. Trong thời buổi hiện đại, rất ít người muốn bỏ thời gian hay công sức để chờ đợi một món đồ nào đó mỗi khi mua sắm. Vì thế, nếu bạn bán giá rẻ nhưng bắt khách hàng đến tận nơi và xếp hàng chờ cả tiếng đồng hồ đôi khi lại không khả quan bằng giá cao nhưng giao tận nhà.

Thứ hai là không khí mua sắm. Bạn hãy tạo cho khách hàng cảm giác mua sắm thoải mái nhất từ nhạc nền sử dụng, mùi hương, màu sắc, ánh sáng cho đến những trải nghiệm mua hàng,….tất cả những yếu tố này tuy nhỏ nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng.


5. Nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng

Chỉ bán hàng thôi là chưa đủ, tận tâm phục vụ khách hàng mới là điều quyết định đến thành công của bạn khi sản phẩm có giá cao hơn đối thủ. Vì thế đây là một dịch vụ mà bạn cần phải đầu tư thật tốt, để làm được điều này cần xây dựng một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, hiểu rõ về sản phẩm, có khả năng giao tiếp và tư vấn tốt, gây thiện cảm với khách hàng. Ngoài ra bạn có thể triển khai CSKH qua các kênh bán hàng của mình. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải chú trọng cả những bước chăm sóc khách hàng sau bán.  


6. Tìm kiếm thị trường mới

Các doanh nghiệp nhỏ thường cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn bằng cách nhắm vào những thị trường nhỏ hay những nơi ẩn khuất mà các doanh nghiệp lớn không quan tâm tới. Đối với lĩnh vực bán lẻ, bạn có thể đưa hàng hóa của mình ra khỏi khu vực đang có sự cạnh tranh gay gắt về giá bằng biện pháp ký gửi hoặc tuyển cộng tác viên bán hàng.

 

Mong rằng với bài viết trên bạn đã có thể áp dụng tốt nhất những bí quyết trên để có thể cạnh tranh lành mạnh và áp đảo đối thủ dù bạn bán giá cao hơn. 


0901.731.871

x
Yêu cầu gọi lại tư vấn