Bỏ túi các bước xây dựng kịch bản chatbot thu hút
Bỏ túi các bước xây dựng kịch bản chatbot thu hút

Bỏ túi các bước xây dựng kịch bản chatbot thu hút

3/22/2021 11:14:08 AM


Để có được một cuộc trò chuyện chatbot hiệu quả thì việc xây dựng một kịch bản chatbot là một việc cực kỳ quan trọng cho những người tham gia vào chương trình này. Vậy xây dựng kịch bản chatbot như thế nào để tăng lượng khách hàng ? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.


1. Kịch bản chatbot là gì?

Kịch bản chatbot là những kịch bản được soạn sẵn dựa trên các trường hợp có thể xảy ra khi trò chuyện với khách hàng để dẫn dắt khách hàng theo một hướng nhất định. Tùy theo đối tượng khách hàng mà có những kịch bản chatbot khác nhau 

Kịch bản chatbot sẽ tự động hiển thị khi khách hàng bấm vào trang của bạn nên một kịch bản chatbot phải thật thu hút để giữ chân khách hàng cũng như tạo dấu ấn riêng cho doanh nghiệp. 


2. Các loại kịch bản chatbot


Kịch bản chatbot bằng âm thanh

Kịch bản chatbot bằng âm thanh phải ngắn gọn, súc tích, dễ nghe, dễ hiểu để khách hàng không phải tiếp nhận quá nhiều thông tin dẫn đến tình trạng khách khó nắm bắt và không muốn nghe. 

Bên cạnh đó giọng nói cũng là một điều vô cùng quan trọng khi chatbot bằng âm thanh, nên chọn người có giọng nói hay, phát âm rõ ràng, mạch lạc sẽ giúp doanh nghiệp tạo được cảm tình với khách hàng.

 


Kịch bản chatbot bằng tin nhắn

Đây là loại chatbot được sử dụng nhiều nhất.

Khi sử dụng loại kịch bản này bạn nên chú ý về ngôn từ và cách viết. Hãy nên viết đúng nội dung, đúng thông điệp, đúng chính tả và đừng quá dài dòng. Ngoài ra một điều bạn cũng nên chú ý là không sử dụng những từ ngữ khó hiểu, phức tạp khiến khách hàng không hiểu được những gì mà bạn truyền tải. Hãy cố gắng trò chuyện thân thiết với khách giống như 2 người bạn với nhau để họ cảm thấy thoải mái nhưng vẫn phải chú ý ngôn từ tôn trọng khách hàng. 


3. Các bước xây dựng kịch bản chatbot


Bước 1: Tìm hiểu mục tiêu của kịch bản

Ngay từ đầu bạn phải xác định mục tiêu của kịch bản – một bước quan trong để việc xây dựng, xử lý nội dung kịch bản phù hợp, chính xác và suôn sẻ. Các mục tiêu của chatbot thường là: chăm sóc khách hàng cũ, giới thiệu những sản phẩm mới hoặc sản phẩm tiêu biểu, giới thiệu các chương trình khuyến mãi,...


Bước 2: Xác định tệp khách hàng

Mỗi một doanh nghiệp nào cũng đều có một nhóm khách hàng mà mình hướng đến. Vì thế việc xác định tệp khách hàng là một bước vô cùng quan trọng trong việc xây dựng kịch bản chatbot. Nhóm khách hàng này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nội dung kịch bản của bạn nội dung đó phải phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ. Để xác định tệp khách hàng, hãy dựa trên chính sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.


Bước 3: Phác thảo kịch bản

Vì kịch bản chatbot thường ngắn gọn, đơn giản nên nhiều người sẽ bỏ qua bước phác thảo kịch bản mà bắt tay ngay vào việc tạo kịch bản trên một nền tảng được lựa chọn, dựa vào những kịch bản có sẵn do nền tảng này đưa ra. Nếu bạn không phác thảo kịch bản trước khi kịch bản được đưa vào hoạt động thì sẽ khiến kịch bản xảy ra rất nhiều lỗi từ câu chữ cho đến nội dung gây mất thời gian chỉnh sửa và nghiêm trọng hơn là khiến bạn bị lạc hướng nội dung. 

Ngoài ra những kịch bản có sẵn sẽ mang nội dung chung chung, không đặc sắc và hơn hết là có quá nhiều người sử dụng nó điều này sẽ làm bạn không để lại được ấn tượng cho khách hàng cũng như không phù hợp với tệp khách hàng mà bạn xác định từ trước.


Bước 4: Tìm hiểu kỹ về nền tảng chatbot

Nền tảng tạo chatbot là một hệ thống rất phức tạp sử dụng nhiều công nghệ để tạo ra chatbot. Mỗi nền tảng chatbot lại có những đặc điểm không giống nhau nên bạn hãy tìm hiểu kỹ về các nền tảng chatbot đó để đưa ra được một kịch bản chatbot phù hợp với nền tảng đó và phát huy được tất cả các những ưu điểm mà nền tảng đó mang lại.


Bước 5: Tiến hành xây dựng kịch bản chatbot, kiểm tra và đưa vào vận hành

Sau khi đã tìm hiểu và phác thảo kịch bản kỹ lưỡng thì lúc này bạn mới tiến hành xây dựng kịch bản chatbot. Và sau khi đã xây dựng xong hãy lướt lại qua để kiểm tra toàn bộ kịch bản một lần nữa, bạn có thể kiểm tra kịch bản trên nền tảng khác trước khi chính thức đưa vào vận hành để kịp thời chỉnh sửa lỗi và xem kịch bản có vận hành trơn tru hay không.


Bước 6: Chỉnh sửa và tối ưu chatbot

Đây là bước cuối cùng trong khâu xây dựng kịch bản chatbot. Bạn đừng nghĩ khi đã vận hành kịch bản chatbot rồi thì sẽ không còn gì phải lo lắng nữa. Bạn vẫn cần phải kiểm tra và theo dõi thường xuyên về hiệu quả của nó. Nếu không hiệu quả thì sẽ phải chỉnh sửa và tối ưu lại chatbot theo đúng nhu cầu của khách hàng để chatbot hoàn thiện hơn. Để chỉnh sửa và tối ưu chatbot tốt nhất thì bạn hãy quan sát các bình luận, câu trả lời của khách để xem khách hàng đang quan tâm cái gì nhất thì việc sửa đổi sẽ trở nên hiệu quả hơn. 

Trên đây là những bước giúp bạn xây dựng kịch bản chatbot thật thu hút và đem lại hiệu quả cao. 

 


0901.731.871

x
Yêu cầu gọi lại tư vấn