Các bước tìm kiếm Insight của khách hàng
Các bước tìm kiếm Insight của khách hàng

Các bước tìm kiếm Insight của khách hàng

3/23/2021 4:01:42 PM

Thấu hiểu insight khách hàng là một công việc vô cùng quan trọng của doanh nghiệp để một chiến dịch marketing thành công. Trong đó việc tìm hiểu insight khách hàng là một việc không hề đơn giản bởi nó phải trải qua rất nhiều các bước, đòi hỏi thời gian, công sức, sự nhạy bén của marketer trong quan sát và thu thập số liệu. Vậy để tìm ra insight khách hàng thì cần trải qua bao nhiêu bước ? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.


1. Insight là gì ?

Insight được hiểu là “sự thật ngầm hiểu” của khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu được mong muốn và nhu cầu của họ đối với dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Việc phân tích hành vi khách hàng có thể giúp doanh nghiệp liệt kê được những insights nói trên, và điều chỉnh các chiến lược kinh doanh phù hợp.


2. Vai trò của insight trong hoạt động Marketing

Tăng lợi thế cạnh tranh và giành quyền ưu tiên

Những mong muốn và nhu cầu của khách hàng chính là những xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu insight khách hàng tốt sẽ giúp bạn dự đoán được trước các xu hướng đón đầu và chuẩn bị trước các kỹ năng cần thiết để chăm sóc khách hàng để từ đó tăng lợi thế cạnh tranh của bạn với đối thủ cũng như giành quyền ưu tiên từ khách hàng.

Gia tăng thị phần 

Khi bạn đã tăng lợi thế cạnh tranh và giành được quyền ưu tiên từ khách hàng thì đương nhiên doanh thu và sản lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bạn cũng sẽ tăng lên đáng kể kéo theo đó % thị phần sản phẩm của bạn cũng sẽ tăng cao.

Thay đổi chiến lược dễ dàng 

Nhu cầu người dùng luôn luôn thay đổi theo thời gian. Vì thế phân tích insight khách hàng sẽ giúp bạn xác định được những thay đổi đó cả trong hiện tại lẫn tương lai để có thể có kịp thời đề xuất những thay đổi giữ chân khách hàng.


3. Các bước xác định Insight của khách hàng

Bước 1: Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu

Chân dung khách hàng sẽ là những tiền đề để có thể xác định được insight khách hàng. Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu là xác định đầy đủ các đặc điểm của khách hàng. Các đặc điểm đó bao gồm giới tính, độ tuổi,…và cả hành vi của họ.


Bước 2: Nghiên cứu nhu cầu khách hàng 

Nhu cầu của khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng để xác định insight, nhu cầu ảnh hưởng toàn bộ lên insight bởi nhu cầu là thứ phát sinh từ những động lực sâu bên trong diễn biến tâm lý của khách hàng. Hãy lên danh sách nhóm khách hàng có nhu cầu giống nhau để tìm ra được insight chính xác nhất.


Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Đối thủ của bạn đang kinh doanh mặt hàng giống bạn nhưng lại được khách hàng quan tâm nhiều hơn. Vì thế hãy xem kỹ những chiến lược truyền thông, quảng cáo của đối thủ, phân tích và tìm xem họ đang hướng vào nhóm nhu cầu, yếu tố tâm lý nào của khách hàng mục tiêu để có sự thay đổi và điều chỉnh.


Bước 4: Khảo sát

Khảo sát trực tiếp luôn là cách tốt nhất và dễ dàng nhất để thu thập những thông tin hữu ích của khách hàng nhằm phục vụ cho việc xác định insight.

Khi khảo sát thực tế bạn sẽ được trò chuyện trực tiếp với khách hàng qua đó hiểu được tâm lý và suy nghĩ của họ. Trước khi đi khảo sát bạn hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng các câu hỏi.  

Thậm chí bạn không cần phải nói chuyện mà chỉ cần quan sát đối tượng khách hàng mục tiêu những cử chỉ, thái độ của họ khi mua hàng là vẫn có thể thu được thông tin.


Bước 5: Tổng hợp số liệu

Sau khi bạn đã thu thập được toàn bộ thông tin từ các bước trên thì bước tiếp theo bạn cần làm là tổng hợp số liệu. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng có cái nhìn tổng quát về toàn bộ thông tin từ đó đưa ra quyết định dựa trên những số liệu này. 


Bước 6: Phân tích số liệu

Bước tiếp theo sau khi tổng hợp là phân tích số liệu và tổng hợp theo từng nhóm. Quá trình rất quan trọng vì phân tích dữ liệu là kiểm tra và mô hình hóa dữ liệu nhằm chọn lọc ra những thông tin hữu ích, thông báo kết luận và đưa ra quyết định dựa trên những số liệu này. Quá trình này càng kỹ càng bao nhiêu thì kết quả càng chính xác bấy nhiêu.


Bước 7: Xác định insight khách hàng 

Từ những kết quả thu được từ phân tích dữ liệu, lúc này bạn đã có một cơ sở chính xác để xác định insight khách hàng. Tuy nhiên để chắc chắn hơn bạn vẫn nên kiểm tra lại một lần nữa bằng việc áp dụng nó vào những chiến dịch nhỏ hơn để đánh giá thay đổi trước khi áp dụng cho toàn bộ chiến dịch của doanh nghiệp. 


Mong rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Insight và áp dụng nó hiệu quả cho các chiến dịch marketing của mình.


0901.731.871

x
Yêu cầu gọi lại tư vấn