Các chỉ số đo lường hiệu quả quảng cáo bạn nên biết
Các chỉ số đo lường hiệu quả quảng cáo bạn nên biết

Các chỉ số đo lường hiệu quả quảng cáo bạn nên biết

9/13/2018 4:35:20 PM
CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢNG CÁO BẠN NÊN BIẾT
Đo lường hiệu quả quảng cáo có quan trọng??? Dĩ nhiên nó cực kỳ quan trọng với các doanh nghiệp. Đánh giá được hiệu quả, hiệu suất của những chiến dịch quảng cáo, để từ đó bạn có những thay đổi sao cho phù hợp nhất. Vậy nhưng không phải ai cũng nắm rõ và biết cách đánh giá sao cho đúng. Dưới đây mình xin giới thiệu một số chỉ số đo lường hiệu quả quảng cáo trên Facebook mà bạn có thể áp dụng cho các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp mình.
 
1.  CTR – Click Through Rate (Tỉ lệ click vào quảng cáo)
Có thể nói đây là chỉ số đo lường sự quan tâm của quảng cáo. CTR là chỉ số cơ bản trong mọi công cụ quảng cáo online mà nhà quảng cáo cần nắm được. Chỉ số này thể hiện qua 2 yếu tố: số lượt hiển thịsố lượt bấm vào quảng cáo của người dùng trong bất cứ chiến dịch nào.
CTR cho ta biết được độ hấp dẫn của quảng cáo tới đối tượng quảng cáo.
 

CTR là chỉ số đo lường độ hấp dẫn của quảng cáo như nào?
Nếu chỉ số CTR cao thì có nghĩa bạn đã nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu có nhu cầu đối với sản phẩm của bạn. Từ đó, các chỉ số khác cũng tăng lên theo: lượt truy cập web tăng, lượt chuyển đổi thành hành động hay các mục tiêu khác của chiến dịch.
Tuy nhiên, nếu CTR thấp thì bạn cũng đừng lo vì có thể tỉ lệ ROI lại cao nhưng tỉ lệ CTR cao nhưng ROI lại thấp.
Ví dụ cơ bản: Mua Ti vi tặng máy tính. Với một tiêu đề nổi bật như vậy sẽ thu hút được rất nhiều lượt click vào. Vậy nhưng để nhận được máy tính thì lại cần rất nhiều những điều kiện và không phải ai cũng muốn những điều này. Như vậy, lượt quan tâm đối với sản phẩm cao, click vào quảng cáo nhiều nhưng tỉ lệ mua sản phẩm lại chưa chắc đã cao.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ CTR thấp?
  • Quảng cáo không đủ hấp dẫn: có thể do tiêu đề quảng cáo không ấn tượng, nội dung thông điệp không ý nghĩa, thống nhất, hình ảnh, video không hấp dẫn… Như vậy, người dùng sẽ không có thiện cảm, tò mò để click vào quảng cáo.
  • Quảng cáo sai đối tượng: đây là trường hợp rất phổ biến hiện nay và nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta chưa hiểu rõ khách hàng và sản phẩm của mình: màu sắc, sở thích, thói quen…
Nếu bạn đang rơi vào trường hợp CTR giảm thì bạn có thể ngồi phân tích để đưa ra những giải pháp cho chiến dịch quảng cáo của bạn.
Bạn cần nhớ rằng CTR giúp chúng ta hiểu được mức độ hấp dẫn của quảng cáo nhưng không đánh giá được toàn bộ hiệu quả quảng cáo  trừ khi bạn để mục tiêu truy cập web lên làm mục tiêu hàng đầu.
 
2.  Chỉ số CPM – Cost Per Mile ( Chi phí cho 1000 lượt hiển thị).
Đây là chỉ số giúp bạn nắm bắt được tổng chi phí cho quá trình quảng cáo.
Khi ROI giảm có nghĩa là bạn đang gặp phải tình trạng: số lượt tiếp cận của bạn giảm, từ đó số khách hàng cũng theo đó mà giảm. Như vậy, bạn cần thử tiếp cận theo hướng mới hoặc thay đổi nội dung và hình thức của quảng cáo.
Vậy chỉ số CPM giúp bạn những gì? Đó là 2 vấn đề:
  • Phương án tối ưu giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng khách hàng của mình. Đối tượng mục tiêu của bạn càng chi tiết thì chỉ số CPM cũng theo đó mà tăng lên ( số tiền bạn phải trả càng lớn).
  • Tiếp theo, nếu bạn thực hiện quảng cáo trong một tập khách hàng tại một khu vực thị trường mà tại đó có rất nhiều đối thủ cạnh tranh thì CPM của bạn cũng tăng. (chi phí bạn phải trả để hiện thị quảng cáo của bạn trên trang của khách hàng đó sẽ càng nhiều).
Nếu CPM của bạn cao thì cho dù quảng cáo của bạn có hay, tổng chi phí của bạn chi cho quảng cáo cũng luôn ở mức cao.
Với cùng một mức ngân sách, nếu CPM cao thì chắc chắn hiệu quả quảng cáo của bạn sẽ giảm và ngược lại, nếu CPM giảm thì bạn sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng của mình hơn.



Vậy nhưng, với các chiến dịch quảng cáo hướng đến doanh thu (số người mua, số người tham gia sự kiện, số người đăng ký..) hiệu quả thì CPM không thực sự hiệu quả và tiết kiệm. CPM sẽ gây tổn thất nhiều chi phí vì bạn khó có thể kiểm soát được hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, ngay cả khi quảng cáo chỉ hiện trên trang của một người nào thì bạn đã mất phí rồi.
CPM phù hợp với những chiến dịch xây dựng hình ảnh và nhận diện sản phẩm thương hiệu dịch vụ mới.
 
3.  Chỉ số CPC – Cost Per Click ( Giá trên 1 lượt click vào quảng cáo).
Giúp ta đo lường được chất lượng của quảng cáo. Đây là số tiền mà bạn phải trả cho mỗi lần khách hàng click vào quảng cáo của bạn.
Với loại quảng cáo này, bạn có thể đo lường được 2 yếu tố: Mức hấp dẫn của quảng cáohiệu quả của quảng cáo trên tổng mức ngân sách chi trả. Có nghĩa là, với cùng một mức ngân sách, nếu giá cho mỗi lần click của khách hàng càng rẻ thì sẽ có càng nhiều lượt click.
Đây là loại quảng cáo được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì hiệu quả nó đem lại cao. Nhưng chính vì nó hiệu quả như vậy nên giá cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là không hề nhỏ. Chưa kể khi sử dụng hình thức này, bạn có thể gặp phải tình trạng click tặc – những kẻ lợi dụng quảng cáo của bạn, click để gây tổn thất chi phí quảng cáo cho bạn.

Bạn có thể sử dụng CPC khi bạn chỉ có một ngân sách giới hạn khá nhỏ. CPC sẽ giúp bạn quảng cáo, đo đếm hiệu quả cho chiến dịch kiếm đơn hoặc kiếm lead. Và bạn nên chú ý, có các phương pháp để ngăn chặn các chiêu thức :click ảo, click tặc.. để tránh thất thoát chi phí.
 
4.  Impression – Chỉ số lượt hiển thị.
Đây là chi số giúp bạn đánh giá được độ tin cậy của tệp đối tượng tiếp cận. Chỉ số này không phải là chỉ số được nhiều nhà quảng cáo quan tâm. Vậy nhưng Impression (tổng số lượt hiển thị) giúp bạn nhận biết được quảng cáo của bạn đã tiếp cận được bao nhiêu người dùng tiềm năng, như vậy đã đạt được mục tiêu mà bạn đề ra hay chưa.
Tại sao mình lại nói tới vấn đề này? Vì với các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu từ quảng cáo, họ quan tâm đến con số người tiếp cận được quảng cáo của họ và từ đó nhận diện được thương hiệu của họ. Vì họ quan niệm rằng càng nhiều người tiếp cận được với quảng cáo của họ thì nhận diện của khách hàng tới thương hiệu của họ càng tăng lên. Từ đó gia tăng được mục tiêu trong chiến dịch truyền thông của họ.
Ta có thể thấy Apple Inc đã làm rất tốt điều này. Khi họ truyền thông nhận dạng trên 8 nước thì có tới 30 nước nhận diện được thương hiệu của họ - quả táo cắn dở. Rồi từ 30 nước phát triển lên tiếp thành 200 nước. Đến hiện tại, độ nhận diện thương hiệu Apple đã bao phủ trên toàn thế giới.
Impression là một chỉ số hữu ích giúp bạn định hướng và tối ưu được quảng cáo của bạn. Rõ hơn, trong các chiến dịch quảng cáo, tiếp cận khách hàng mục tiêu của bạn, bạn có thể sử dụng chỉ số này để đo lường xem chiến dịch, phương pháp nào đem lại hiệu quả. Từ đó bạn có thể lựa chọn và tắt đi những quảng cáo không hiệu quả, giúp tiết kiêm ngân sách của bạn.
Trên đây là 4 chỉ số cơ bản mà các bạn có thể sử dụng để đo lường hiệu quả quảng cáo. Bạn có thể xem thêm các phương pháp đo lường và nâng cao hiệu quả quảng cáo để giúp cho chiến dịch quảng cáo của bạn đạt kết quả tốt hơn nữa.

0901.731.871

x
Yêu cầu gọi lại tư vấn