Facebook Marketing
Các dữ liệu được và không được sao lưu trên Zalo
Khi đổi máy hoặc cài lại Zalo bạn cần sao lưu dữ liệu để tránh bị mất thông tin. Tuy nhiên trong quá trình sao lưu sẽ có dữ liệu được và không được lưu giữ. Vậy bạn đã biết dữ liệu nào được sao lưu và không được sao lưu chưa? Nếu chưa hãy cùng Plus24h tìm hiểu bài viết ngay dưới đây nhé.
Các dữ liệu được sao lưu trên Zalo
1. Tin nhắn
Zalo sao lưu tin nhắn văn bản từ các trò chuyện. Tin nhắn sẽ được sao lưu lên máy chủ của Zalo. Mặc định, tin nhắn trong trò chuyện mã hóa đầu cuối vẫn được sao lưu. Bạn bật tắt sao lưu tin nhắn bằng cách sau:
-
Vào trang Cá nhân, bấm biểu tượng Cài đặt.
-
Bấm Sao lưu và khôi phục.
-
Bấm bật/tắt Sao lưu trò chuyện mã hóa đầu cuối.
2. Ảnh
Zalo sao lưu ảnh từ các trò chuyện. Ảnh sẽ được sao lưu lên tài khoản Google Drive của bạn. Vì vậy, bạn phải kết nối tài khoản Google Drive để sao lưu ảnh. Khi sao lưu, Zalo chỉ sao lưu ảnh được gửi trong vòng 90 ngày gần nhất.
Bật tự động sao lưu hằng ngày để có thể sao lưu nhiều ảnh nhất theo thao tác sau:
-
Vào trang Cá nhân, bấm Cài đặt.
-
Bấm Sao lưu và khôi phục.
-
Bấm bật Tự động sao lưu mỗi ngày.
Các dữ liệu không được sao lưu trên Zalo
-
Tin nhắn OA.
-
Tin nhắn thoại, file và video.
-
Ảnh của nhóm hơn 100 thành viên.
-
Ảnh cũ được gửi từ 2 năm trước.
Hy vọng với bài viết chia sẻ ở trên bạn sẽ biết được dữ liệu nào được và không được sao lưu trên Zalo từ đó bạn cần lưu ý để lưu về máy những thông tin quan trọng. Từ đó tránh bị mất dữ liệu khi đổi máy hay cài lại Zalo.