Cuộc chiến sinh tử của các trang thương mại điện tử
Cuộc chiến sinh tử của các trang thương mại điện tử

Cuộc chiến sinh tử của các trang thương mại điện tử

1/6/2020 2:48:21 PM
CUỘC CHIẾN SINH TỬ CỦA CÁC TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
 
Hiện nay, các trang thương mại điện tử theo mô hình B2C mọc lên ngày càng nhiều. Tuy nhiên, không phải trang nào cũng “sống dai, sống dài” được. Điểm qua một số trang thương mại điện tử:Lotte.vn của tập đoàn Lotte, Robins.vn cũng tuyên bố đóng cửa.
Hãy cùng phân tích và nghiên cứu những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
 
Kết quả hình ảnh cho cuộc chiến tmđt

1.     Mô hình kinh doanh sao chép nửa vời 

Thông thường, các mô hình thương mại điện tử B2C là mô hình kinh doanh dựa trên những lập trình có sẵn.

 
  • Tạo website thương mại điện tử
  • Liên hệ với các nhà phân phối, sản xuất, nhà cung cấp; mời họ lên website để bán hàng, bằng hình thức mở gian hàng và hỗ trợ họ.
  • Tuyển nhân viên kinh doanh, phát triển các hợp đồng với các nhà cung cấp.
  • Phát triển nội dung, marketing online đa kênh: trả phí và không trả phí.
 
Mô hình thương mại điện tử B2C
 
Ai khi bắt đầu xây dựng trang TMĐT đều nghĩ: tiền bán hàng có thể bù hoặc sinh lời. Tuy nhiên, điều này khó có thể xảy ra.
Bởi đây là dạng mô hình ít có giá trị riêng cho khách hàng; khách hàng có thể dễ dàng tìm mua những sản phẩm này, hay sản phẩm tương tự ở bất kỳ trang web nào.

Càng không có lợi ích về quy mô; bởi quy mô càn lớn thì chi phí mới giảm.
Ngoài ra, kinh doanh theo mô hình này, không thể sản xuất được hàng hóa, bạn không chủ động được nguồn hàng với giá tốt…
Đây cũng là mô hình đơn giản và dễ bị sao chép.
 
Đồng thời, những trang thương mại điện tử này, thường sao chép mô hình trên các trang lớn: Amazon.com hoặc Alibaba Group..nhưng lại không chú ý tới vấn đề: các trang này đều chủ động được nguồn hàng của mình; có hệ thống marketing nội bộ, hệ thống thanh toán nội bộ, hay hệ thống giao hàng nội bộ chuyên nghiệp…
Nhất là giá cả tại các trang này luôn rẻ hơn so với các trang thương mại truyền thống khác.
 

2.     Doanh thu không bù lại chi phí 
 
  • Đầu tiên, một phần lợi nhuận sẽ được dùng để chi trả cho hoạt động tìm kiếm khách hàng; thông qua các hoạt động hỗ trợ trực tuyến: các công cụ quảng cáo, facebook ads, google ads…
 
  • Tiếp theo: Để duy trì lợi trì lợi thế, dựa trên quy mô và sản lượng; cần có sự đầu tư lớn cho chi phí vận hành: Chi phí công nghệ, chi phí văn phòng, chi phí thuê kho, bãi, chi phí nhân sự, quảng cáo…
Những vấn đề này sẽ được giải quyết khi doanh thu tăng lên cao và bạn đạt được lợi nhuận tại điểm hòa vốn.
 
  • Cuối cùng, các website thương mại điện tử hiện nay thường nhập hàng với mức chiết khấu không cao, giao động từ 20-40% so với mức giá niêm yết. Như vậy, rất nhiều đơn hàng trên website bán lỗ hoặc hòa hay bán chậm hàng.
Kết quả hình ảnh cho doanh thu chi phí 

3.     Cạnh tranh cực kỳ khốc liệt – Loạn giá – Loạn chất lượng 

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện nay cực kỳ hỗn loạn: nhà nhà bán hàng online, người người bán hàng online… Nhưng chính điều này đã kéo theo hàng loạt những mặt trái của vấn đề.

Số lượng người bán hàng trên website hiện nay là cực kỳ lớn, bởi lợi nhuận thu được từ những khoản này là cực kỳ cao. Chính vì vậy mà có một bộ phận người bán sẵn sàng tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi cách: bán hàng kém chất lượng, hàng ăn cắp, chạy quảng cáo bùng tiền…
Do đó, tính “tin tưởng” của các trang thương mại điện tử theo đó bị giảm xuống theo.
 

4.     Bị cạnh tranh bởi bán lẻ truyền thống 

Dù thương mại điện tử hóa phát triển, nhưng những nhà bán lẻ cũng đang tìm cách để bảo vệ thị phần, cũng như tăng trưởng doanh số bán hàng tại thị trường mục tiêu của họ.

Bán lẻ truyền thống thường có xu hướng “hội nhập” nên có quy mô và diện tích khổng lồ.
Với sức mạnh vốn có, rất khó để mô hình thương mại điện tử có thể chiếm dụng được miến bánh thị phần từ những ông lớn này: siêu thị, chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi…
 
 
 

0901.731.871

x
Yêu cầu gọi lại tư vấn