Facebook Marketing
Doanh nghiệp sẽ gặp phải những rủi ro nào khi sử dụng mạng xã hội?
Với số lượng người dùng lớn, khả năng tương tác cao cùng những tiện ích bất ngờ, các nền tảng mạng xã hội từ lâu đã trở thành một công cụ đắc lực của doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu, tiếp cận khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh số. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt này thì mạng xã hội cũng tồn tại những điểm xấu mà doanh nghiệp rất khó quản lý. Vậy những rủi ro có thể xảy ra khi doanh nghiệp tham gia vào vào sử dụng mạng xã hội là gì?. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé.
1. Doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro gì khi sử dụng mạng xã hội?
Tận dụng quá nhiều nền tảng
Sự phát triển mạnh mẽ của internet kéo theo đó là sự ra đời của hàng trăm nền tảng mạng xã hội khác nhau đã mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu rộng rãi và nâng cao khả năng tiếp cận đến khách hàng.
Tuy nhiên, việc có quá nhiều nền tảng mạng xã hội như vậy lại vô tình trở thành một “con dao hai lưỡi” đối với doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp đều mắc phải sai lầm rất lớn khi quá “tham lam” trong việc tận dụng quá nhiều nền tảng mạng xã hội cùng lúc.
Điều này có thể gây ra hao phí nguồn lực (tài chính, nhân lực, thời gian) của doanh nghiệp nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thiết lập tài khoản MXH. Hơn nữa, còn rất khó để quản lý và phát triển.
Vì vậy, giải pháp tốt nhất là doanh nghiệp phải nắm rõ chân dung khách hàng của mình để lựa chọn kênh truyền thông thích hợp nhất.
Thay đổi liên tục về thuật toán của các nền tảng mạng xã hội
Nhằm hướng đến sự trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, các nền tảng mạng xã hội hiện nay đều liên tục thay đổi thuật toán của mình. Điều này khiến doanh nghiệp thường xuyên phải cập nhật thông tin về các quy định, thuật toán mạng xã hội để điều chỉnh kế hoạch Online Marketing của mình.
Chẳng hạn, gần đây, Facebook đã siết chặt thuật toán quảng cáo của mình khiến các doanh nghiệp buộc phải chi mạnh tay hơn cho các chiến dịch chạy Ads.
Khó kiểm soát về bảo mật dữ liệu
Trên mạng xã hội, doanh nghiệp không có toàn quyền kiểm soát và bảo mật dữ liệu người dùng. Vì vậy, khi có khủng hoảng dữ liệu xảy ra, doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp về danh tiếng, chịu các phản ánh tiêu cực của khách hàng.
2. Một số giải pháp cho doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro
Nghiên cứu kỹ về các nền tảng mạng xã hội
Trước khi tham gia mạng xã hội, việc nghiên cứu trước sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được chính xác nền tảng phù hợp, tránh lãng phí nguồn lực. Đồng thời, quá trình nghiên cứu cũng giúp doanh nghiệp dự đoán trước một số rủi ro, xây dựng kế hoạch phòng tránh hoặc kiểm soát khủng hoảng hiệu quả hơn. Để chọn nền tảng mạng xã hội phù hợp, bạn cần nghiên cứu trực tiếp từ đặc điểm đối tượng khách hàng của mình
Tạo nội dung phù hợp với đặc điểm từng mạng xã hội
Tùy thuộc vào chân dung khách hàng và đặc tính của từng loại mạng xã hội, doanh nghiệp cần sản xuất và phân bố nội dung sao cho phù hợp với hai tiêu chí trên. Ví dụ: Instagram là một mạng xã hội chuyên để giới trẻ đăng tải hình ảnh vì thế nội dung cần chú trọng vào yếu tố là hình ảnh đẹp mắt.
Xây dựng một platform riêng do doanh nghiệp làm chủ
Để cung cấp thông tin, tiếp cận khách hàng về lâu dài và hạn chế sự phụ thuộc quá nhiều vào các cơ quan chủ quản của mạng xã hội, doanh nghiệp cần phải xây dựng thiết lập nền tảng online riêng.
Cụ thể, nền tảng trực tuyến ở đây có thể kể đến các website, app riêng của doanh nghiệp. Với các platform này, doanh nghiệp có thể “làm chủ” hoàn toàn về branding, nội dung, cơ sở dữ liệu khách hàng, hệ thống thông tin…