Facebook Marketing
Đôi nét về A/B testing mà bạn cần nắm rõ
Nếu bạn là một nhà marketing đang tìm kiếm phương pháp để cải thiện khách hàng tiềm năng và phát triển doanh nghiệp thì không thể bỏ qua A/B testing. Phương pháp này sẽ cho phép bạn thực hiện một cuộc thử nghiệm nhỏ và so sánh hai phiên bản khác nhau từ đó tìm ra được phiên bản tốt nhất, tối ưu nhất để đưa vào hoạt động. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về AB testing. Hãy cùng theo dõi nhé.
1. AB testing là gì?
A/B testing (hay còn được gọi là split testing) là một quy trình mà trong đó hai phiên bản (A và B) sẽ được cùng so sánh trong một môi trường / tình huống được xác định và qua đó đánh giá xem phiên bản nào hiệu quả hơn. Phiên bản ở đây có thể là mọi thứ từ một hình banner, trang web, mẫu quảng cáo cho tới email và hiệu quả được đánh giá dựa trên mục tiêu của người làm test dành cho các phiên bản này.
2. Vì sao lại cần phải làm AB testing?
Nhìn tổng thể thì A/B sẽ giúp doanh nghiệp có thể:
-
Cho phép thực hiện các thay đổi một cách thận trọng, ngăn ngừa tác động xấu lên trải nghiệm người dùng;
-
Giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ của từng yếu tố lên hành vi của khách hàng/ người dùng;
-
Chi phí thực hiện thử nghiệm thấp, nhưng kết quả/ phần thưởng cao hơn nhiều lần (nếu đạt được);
-
Giúp việc truyền đạt giữa sales, marketing, cấp trên có cơ sở hơn, dựa trên dữ liệu/ dữ kiện cụ thể thay vì cảm tính.
Nhìn theo các phương diện cụ thể, A/B Testing có thể:
-
Website: tối ưu UI, UX của website, tìm ra giao diện thu hút người dùng
-
Quảng cáo, bán hàng online: đo lường hiệu quả từng mẫu quảng cáo khác nhau
-
Quảng cáo offline: đánh giá hiệu quả kênh quảng cáo
-
Ứng dụng mobile: giúp cải thiện UI, UX
-
Email marketing: xác định tiêu đề, thời gian gửi nào mang lại kết quả tốt nhất
3. Quy trình tiến hành AB testing
Mỗi lần chạy A/B testing có thể khác nhau tùy thuộc vào tình hình hiện tại và các vấn đề mà bạn đang gặp phải. Tuy nhiên, có những bước chung bạn có thể dùng để tiến hành A/B testing như sau:
Bước 1: Thu thập (và phân tích) dữ liệu
Mục tiêu bước này là xác định các trang có vấn đề, như bounce rate/ drop off cao, time on page thấp hoặc chuyển đổi.
Bước 2: Xác định mục tiêu
Mục tiêu chuyển đổi của bạn là số liệu mà bạn đang sử dụng để xác định xem biến thể có thành công hơn phiên bản gốc hay không.
VD: Tăng traffic vào web lên bao nhiêu %, tăng tỷ lệ chuyển đổi, giảm tỷ lệ bounce rate, giảm tỷ lệ rời bỏ giỏ hàng (đối với website E-commerce).
Bước 3: Đặt giả thuyết
Khi bạn đã xác định được mục tiêu, bạn có thể bắt đầu tạo ra các ý tưởng và giả thuyết AB Testing về lý do tại sao bạn nghĩ rằng chúng sẽ tốt hơn phiên bản hiện tại.
VD: Đưa khung đăng ký lên phía trên bên trái sẽ làm tăng số đăng ký, đổi màu nút đăng ký sẽ làm tăng đăng ký.....
Bước 4: Xác định quy mô mẫu và thời gian chạy A/B Testing
Thông thường có thể test với tối thiểu 2000 pageviews hoặc 1000 visitors truy cập trang.
Bước 5: Chạy thử nghiệm
Tạo ra thêm phiên bản mới B để thử nghiệm với phiên bản gốc A. Phiên bản B này sử dụng giả thuyết mà bạn đã đặt ra.
Bước 6: Phân tích kết quả của thử nghiệm và đưa ra kết luận
Khi thử nghiệm hoàn tất, hãy phân tích kết quả đạt được. Nếu phiên bản mới hoạt động tốt hơn thì thực hiện thay đổi này. Nếu không thì tiếp tục tiến hành thử nghiệm tiếp theo để tìm được phiên bản chiến thắng.
4. Những lưu ý khi chạy A/B Testing
Những lưu ý khi chạy A/B Testing bao gồm:
-
Đảm bảo môi trường, điều kiện khi chạy A/B Testing phải giống nhau giữa các phiên bản.
-
Nếu có thể, phải bóc tách được traffic giữa desktop, mobile, tablet vì visitor ở mỗi nơi có thể có hành vi khác nhau.
-
Visitor đến từ nguồn nào cũng nên được phân biệt vì mỗi nguồn có thể có hành vi khác nhau, nhu cầu khác nhau.
-
Khi chưa hoàn thành thời gian chạy test đã đặt ra, không vội đưa ra kết luận hoặc tệ nhất là kết thúc thử nghiệm. 30 chưa phải là Tết, phút 90 chưa có nghĩa là hết.
-
Hiểu rõ và khai thác tốt nhất các công cụ được dùng trong toàn bộ quá trình.
-
Chỉ chạy thử nghiệm cho các visitor mới, hạn chế hiển thị trước các visitor/ user hoặc khách hàng hiện tại.
Trên đây bài viết đã cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết để bước đầu giúp bạn hiểu hơn về AB testing từ đó áp dụng nó thật tốt trong hoạt động thử nghiệm để cho ra kết quả tối ưu nhất cho mình.