Facebook Marketing
Làm sao để định vị thương hiệu trên Facebook?
LÀM SAO ĐỂ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU TRÊN FACEBOOK?
Đối với mỗi người làm marketing, chắc hẳn, bạn sẽ biết tới các phương pháp dưới đây, để quản trị thương hiệu: Brand Key (Unilever), Brand House (P&G) hay Brand Pyramid (Heineken)…
Hãy cùng nghiên cứu cụ thể hơn các phương pháp này trong bài chia sẻ dưới đây.
1. Root Strength – Thế mạnh có sẵn của thương hiệu
Đây là thế mạnh có sẵn của thương hiệu, giúp tạo nên giá trị và lợi ích cho khách hàng.
Qua một thời gian tồn tại trên thị trường, đây trở thành điểm được khách hàng yêu thích và đánh giá cao.
Có thể nói, Root Strength đóng vai trò nền tảng trong việc định vị thương hiệu trong lòng khách hàng.
2. Competitive Environment – Môi trường cạnh tranh
Có thể nói, đây là thuật ngữ dùng để mô tả thị trường: từ đối thủ cạnh tranh trực tiếp, cho tới những ngành hàng, sản phẩm thay thế; cạnh tranh gián tiếp để hiểu toàn diện xu hướng về nhu cầu, hành vi của khách hàng…
Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp có những định hướng tốt trong thời gian ngắn hoặc dài.
3. Target - Đối tượng mục tiêu
Chân dung khách hàng luôn là điều đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần có khi phân khúc thị trường: Nhân khẩu, hành vi, địa lý…
Nếu bạn bán hàng trên facebook, bạn có thể xây dựng chân dung khách hàng rõ nét, tiến hành chạy quảng cáo dựa trên đối tượng mục tiêu của bạn.
4. Insight
Có thể hiểu, đây là những kỳ vọng mà khách hàng mong muốn có được khi sử dụng sản phẩm; hoặc kỳ vọng vào sản phẩm.
Như vậy, trong thời đại cạnh tranh khốc liệt, bạn cần khai thác được Insight mà đối thủ cạnh tranh chưa tìm được; và nó phải đủ lớn để tạo được ấn tượng trong tâm trí khách hàng.
5. Benefit – Lợi ích sản phẩm
Lợi ích sản phẩm bao gồm: những lợi ích lý tính, cảm tính và cảm quan. Đây là những giải pháp mà doanh nghiệp mang tới cho khách hàng mục tiêu thông qua sản phẩm của mình.
6. Reason to believe - Lý do để tin
Tại sao khách hàng nên tin bạn và lựa chọn bạn?
Giống như thông điệp “chiết xuất từ 100 trái chanh” của Sunlight; hay nước tương Tam Thái Tử không có 3-MCPD…
Tất cả mọi thương hiệu đều cần lý đo để thuyết phục khách hàng lựa chọn và tin tưởng sản phẩm của mình. Điều này sẽ giúp nâng cao niềm tin của khách hàng vào sản phẩm của bạn.
7. Discriminator – Điểm khác biệt
Đây là điểm quan trọng nhất của thương hiệu nếu muốn khách hàng nhớ đến.
Đây cũng là đòn “chí mạng’ của mỗi thương hiệu khi muốn cạnh tranh với đối thủ về những nhu cầu lớn của khách hàng.
8. Brand Essence – Gía trị cốt lõi
Đây là điều không thể thiếu đối với bất kỳ sản phẩm nào mỗi khi cung cấp cho khách hàng. Nó sẽ là giá trị xuyên suốt mà khách hàng nhận được từ sản phẩm của bạn.
Đối với mỗi người làm marketing, chắc hẳn, bạn sẽ biết tới các phương pháp dưới đây, để quản trị thương hiệu: Brand Key (Unilever), Brand House (P&G) hay Brand Pyramid (Heineken)…
Hãy cùng nghiên cứu cụ thể hơn các phương pháp này trong bài chia sẻ dưới đây.

1. Root Strength – Thế mạnh có sẵn của thương hiệu
Đây là thế mạnh có sẵn của thương hiệu, giúp tạo nên giá trị và lợi ích cho khách hàng.
Qua một thời gian tồn tại trên thị trường, đây trở thành điểm được khách hàng yêu thích và đánh giá cao.
Có thể nói, Root Strength đóng vai trò nền tảng trong việc định vị thương hiệu trong lòng khách hàng.
2. Competitive Environment – Môi trường cạnh tranh
Có thể nói, đây là thuật ngữ dùng để mô tả thị trường: từ đối thủ cạnh tranh trực tiếp, cho tới những ngành hàng, sản phẩm thay thế; cạnh tranh gián tiếp để hiểu toàn diện xu hướng về nhu cầu, hành vi của khách hàng…
Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp có những định hướng tốt trong thời gian ngắn hoặc dài.
3. Target - Đối tượng mục tiêu
Chân dung khách hàng luôn là điều đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần có khi phân khúc thị trường: Nhân khẩu, hành vi, địa lý…
Nếu bạn bán hàng trên facebook, bạn có thể xây dựng chân dung khách hàng rõ nét, tiến hành chạy quảng cáo dựa trên đối tượng mục tiêu của bạn.

4. Insight
Có thể hiểu, đây là những kỳ vọng mà khách hàng mong muốn có được khi sử dụng sản phẩm; hoặc kỳ vọng vào sản phẩm.
Như vậy, trong thời đại cạnh tranh khốc liệt, bạn cần khai thác được Insight mà đối thủ cạnh tranh chưa tìm được; và nó phải đủ lớn để tạo được ấn tượng trong tâm trí khách hàng.
5. Benefit – Lợi ích sản phẩm
Lợi ích sản phẩm bao gồm: những lợi ích lý tính, cảm tính và cảm quan. Đây là những giải pháp mà doanh nghiệp mang tới cho khách hàng mục tiêu thông qua sản phẩm của mình.
6. Reason to believe - Lý do để tin
Tại sao khách hàng nên tin bạn và lựa chọn bạn?
Giống như thông điệp “chiết xuất từ 100 trái chanh” của Sunlight; hay nước tương Tam Thái Tử không có 3-MCPD…
Tất cả mọi thương hiệu đều cần lý đo để thuyết phục khách hàng lựa chọn và tin tưởng sản phẩm của mình. Điều này sẽ giúp nâng cao niềm tin của khách hàng vào sản phẩm của bạn.
7. Discriminator – Điểm khác biệt
Đây là điểm quan trọng nhất của thương hiệu nếu muốn khách hàng nhớ đến.
Đây cũng là đòn “chí mạng’ của mỗi thương hiệu khi muốn cạnh tranh với đối thủ về những nhu cầu lớn của khách hàng.
8. Brand Essence – Gía trị cốt lõi
Đây là điều không thể thiếu đối với bất kỳ sản phẩm nào mỗi khi cung cấp cho khách hàng. Nó sẽ là giá trị xuyên suốt mà khách hàng nhận được từ sản phẩm của bạn.