Facebook Marketing
Làm thế nào để giảm chi phí cửa hàng mà không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
Có những giai đoạn tài chính của cửa hàng không ổn định, ngân sách eo hẹp hay chủ cửa hàng muốn đầu tư thêm vào những thứ khác để gia tăng doanh số thì lúc này việc cắt giảm chi phí là cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên có nhiều người lo lắng rằng việc cắt giảm chi phí này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dịch vụ, hàng hóa của cửa hàng. Vậy thì trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số mẹo hay để giúp bạn giảm chi phí cửa hàng những vẫn có thể duy trì một chất lượng dịch vụ tốt. Hãy cùng theo dõi nhé.
1. Tập trung vào việc duy trì khách hàng
Cách đầu tiên giúp bạn giảm chi phí cửa hàng mà vẫn không làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đó là tập trung vào việc duy trì khách hàng. Điều này có nghĩa là thay vì bạn đi tìm kiếm khách hàng mới cho cửa hàng thì trong thời gian này bạn nên bắt đầu khai thác từ chính những khách hàng cũ của mình bằng cách triển khai những chiến lược để duy trì, giữ chân được họ và khiến họ quay lại cửa hàng.
Bởi việc có được khách hàng mới, bạn phải tiêu tốn chi phí rất lớn đặc biệt là trong hoạt động quảng cáo, tiếp thị, lớn hơn rất nhiều so với việc giữ khách hàng hiện có.
Một số cách để bạn có thể áp dụng như:
-
Chúc mừng sinh nhật: Dựa vào những thông tin khách hàng bạn có được từ trước đó và hãy gửi voucher giảm giá 10% cho những khách hàng có sinh nhật trong vòng 30 ngày tới. Vừa kích thích họ quay lại mua hàng để sử dụng voucher lại vừa không quá tốn chi phí.
-
Tạo sự bất ngờ: Hãy tạo sự bất ngờ cho họ bằng việc gửi ngay phiếu quà tặng cho khách hàng có hóa đơn mua hàng trên 2 triệu trong 3 tháng gần nhất.
-
Cập nhật thông tin sản phẩm mới: bạn bán những sản phẩm chất lượng, hợp thời trang, khi có hàng mới hãy cho khách hàng biết, đơn giản là bạn có thể kéo khách quay lại cửa hàng. và tăng doanh thu đáng kể.
2. Cắt giảm chi phí kinh doanh bằng cách bán “ít” sản phẩm hơn
Mỗi cửa hàng, hàng tháng đều cho về những lô hàng mới điều này vô tình khiến lượng hàng hóa bán không chạy bị tồn kho lại rất nhiều. Đó cũng là lý do khiến chi phí cửa hàng tăng cao đáng kể. Vì thế cách để cắt giảm chi phí cho vấn đề này là việc bán “ít” sản phẩm hơn.
Đầu tiên bạn cần xác định lại những sản phẩm nào đang bị tồn kho khá nhiều và xem xét lại việc ngừng nhập sản phẩm bị tồn kho đó. Thay vào đó là hãy nhập những sản phẩm mà cửa hàng đang bán chạy nhất. Điều này sẽ giúp bạn giảm đi chi phí phát triển và tiếp thị cho sản phẩm. Đồng thời sẽ giải phóng nguồn vốn với hàng tồn kho.
Bạn nên cân nhắc và tập trung các mặt hàng lại, có thể giảm bớt kích cỡ sản phẩm chỉ quy về kích thước trung bình đối với các mặt hàng có nhiều dung tích, điều thú vị là với ít sự lựa chọn, khách hàng sẽ chi tiêu nhiều hơn.
3. Tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp
Duy trì được một mối quan hệ tốt với nhà cung cấp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong đó có liên quan đến cả vấn đề giảm chi phí của cửa hàng bạn.
Bởi nếu bạn xây dựng được một mối quan hệ tốt hơn với nhà cung cấp dựa trên sự trung thực, giữ lời hứa và tuân thủ những nguyên tắc, thỏa thuận giữa hai bên. Thì chắc chắn nhà cung cấp sẽ sẵn sàng đàm phán những điều khoản tốt hơn cho bạn. Từ đó Bạn sẽ giảm được chi phí rất nhiều từ việc mua bán cho đến hàng tồn kho.
4. Quản lý tốt nhân viên hiện có
Khi bạn mất đi nhân viên và phải thay thế một nhân viên mới điều này sẽ rất tốn kém khi bạn sẽ phải mất chi phí tìm kiếm, chọn lọc cho đến chi phí đào tạo đào tạo thì họ mới có thể bắt tay vào công việc được.
Vì thế, nếu biết cách động viên và luôn mang lợi ích đến cho nhân viên của mình thì họ sẽ sẵn sàng gắn bó lâu dài với bạn kéo theo đó là chi phí cũng giảm đi rất nhiều.
Bạn không cần phải tiêu tốn quá nhiều cho việc giữ nhân viên, có thể là tặng họ món quà nhân dịp sinh nhật, hay thay đổi thời gian làm việc để thuận tiện hơn cho nhân viên của bạn.
Trên đây là một số mẹo nhỏ để bạn có thể giảm chi phí cửa hàng của mình mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hàng hóa của mình.