Facebook Marketing
Lập kế hoạch bán hàng cho doanh nghiệp B2C với 7 bước đơn giản
B2C là một mô hình kinh doanh, sử dụng riêng trong lĩnh vực thương mại điện tử (e-commerce). B2C là thuật ngữ viết tắt của business-to-consumer, ý chỉ kinh doanh cho đối tượng khách hàng là người tiêu dùng cá nhân. Để hoạt động bán hàng trên B2C diễn ra thật hiệu quả thì việc lập kế hoạch bán hàng là một bước không thể thiếu giúp doanh nghiệp đặt ra các mục tiêu và thực hiện các bước bán hàng thật suôn sẻ. Dưới đây sẽ là 8 bước lập kế hoạch cho chiến lược B2C đạt thành công.
1. Xác định mục tiêu theo quy tắc SMART trước khi bắt tay vào lập kế hoạch bán hàng
Quy tắc SMART là quy tắc được lập ra để xác định và thực hiện mục tiêu trong tương lai. Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn bán hàng cũng đều phải xác định mục tiêu của mình để định hình được con đường kinh doanh của mình và xây dựng kế hoạch cụ thể cho chúng.
Hãy xác định mục tiêu của mình thông qua mô hình SMART
-
S - Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu;
-
M - Measurable: Đo đếm được;
-
A - Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình;
-
R - Realistic: Thực tế, không viển vông;
-
T – Time: Thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra.
2. Tập trung vào khách hàng
Khách hàng chắc chắn là những người quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp vì thế hãy tập trung tìm hiểu về khách hàng thật nhiều để biết họ mong muốn gì và cần những gì.
Hãy tìm hiểu khách hàng bằng cách vẽ ra một chân dung khách hàng đầy đủ nhất thông qua các yếu tố nhân khẩu học, địa lý, tâm lý và hành vi mua hàng của học trên Internet. Một doanh nghiệp có thể có nhiều chân dung khách hàng khác nhau để tiếp cận được nhiều thị trường hơn.
Sau khi biết những nhóm khách hàng mà mình muốn nhắm đến thì việc lập kế hoạch sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
3. Nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu
Nghiên cứu thị trường là một hoạt động quan trọng để thu thập, ghi chép, phân tích dữ liệu về các vấn đề liên quan đến thị trường mục tiêu. Càng hiểu rõ về người dùng và đối thủ cạnh tranh của mình thì bạn càng giảm đi được những rủi ro khi đưa ra quyết định để không lãng phí nguồn lực và kế hoạch thất bại.
4. Phân tích theo mô hình SWOT
Phân tích SWOT là yếu tố để tạo chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích SWOT sẽ giúp bạn biết được điểm mạnh, điểm yếu của công ty mình là gì để phát huy hoặc khắc phục, biết được những cơ hội và thách thức từ bên ngoài để nắm bắt cơ hội và phòng tránh.
SWOT là viết tắt của :
-
S – Strengths: điểm mạnh
-
W – Weaknesses: điểm yếu
-
O – Opportunities: cơ hội
-
T – Threats: thách thức
5. Lập kế hoạch Marketing
Kế hoạch Marketing hiệu quả là một bước vô cùng quan trọng cho doanh nghiệp trên bất kỳ một lĩnh vực nào để xây dựng thương hiệu.
Ở bước này, bạn sẽ mô tả được về những hoạt động tiếp thị quảng bá sản phẩm cũng như vạch ra chiến lược Marketing rõ ràng.
6. Lập kế hoạch thực hiện
Bạn sẽ phải liệt kê tất cả các khâu và các bước thực hiện kế hoạch thông qua các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, các vấn đề liên quan đến nhân sự, thiết bị, quy trình,…một cách chi tiết nhất. Bên cạnh đó bạn cần đặt ra thời hạn cho mỗi công việc và nên nhớ dành một khoảng thời gian trống để cho những phát sinh xảy ra bất ngờ nếu không sẽ làm chậm tiến độ công việc.
7. Ngân sách/vốn
Hãy dự tính chi phí cho tất cả các hoạt động dù nhỏ hay lớn để có thể kiểm soát ngân sách có được cũng như không làm thiếu hụt chi phí.
Trên đây là những bước để bạn có thể lập kế hoạch cho mô hình kinh doanh B2C của mình. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn có hình dung ra kế hoạch cũng như thực hiện nó thật hiệu quả và thành công.