Facebook Marketing
Lợi ích của hoạt động Up sale và Down sale kinh doanh
Chắc hẳn bạn sẽ không còn xa lạ gì với một số hoạt động up sale hay down sale của doanh nghiệp vào mỗi dịp lễ, tri ân khách hàng hay ra mắt sản phẩm mới. Vậy bạn đã tìm hiểu tại sao doanh nghiệp lại áp dụng các nó trong kinh doanh và lợi ích nó mang lại là gì thì hãy tham khảo bài viết của mình ngay dưới đây nhé.
Tìm hiểu up sale và down sale trong hoạt động bán hàng
1. Up sale
Up sale là một kỹ thuật bán hàng nhằm thuyết phục khách hàng mua một sản phẩm đi kèm. Điều này giúp nâng cấp hoặc cao cấp của mặt hàng đã chọn hoặc các tiện ích bổ sung. Ngoài ra một số sản phẩm kết hợp với giá sale nhằm tạo ra đơn hàng có giá trị hơn.
Cách triển khai chiến lược up sale hiệu quả
+ Trước khi mua; hiển thị các đề xuất ở cuối trang sản phẩm / danh mục hoặc trong thanh bên (đôi khi cả hai).
+ Trong khi mua; hiển thị các đề xuất sử dụng cửa sổ bật lên, trong giỏ hàng , trên trang thanh toán hoặc trong email giỏ hàng bị bỏ rơi.
+ Sau khi mua; sử dụng email theo dõi được cá nhân hóa để lôi kéo khách hàng quay lại để nhận thêm.
2. Down sale
Down sale là một chiến lược bán hàng hiệu quả khi người dùng có nhu cầu sử dụng sản phẩm nhưng đang do dự về giá cả. Lúc này bạn cần phải hạ giá sản phẩm xuống để thu hút nhiều khách hàng mua sản phẩm hơn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp thu lại lợi nhuận nhiều hơn mức bình thường.
Bạn nên áp dụng chiến dịch down sale vào các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng. Đây là thời điểm và cơ hội tốt giúp doanh nghiệp gây được sự chú ý với khách hàng.
Lợi ích của hoạt động up sale và down sale trong kinh doanh
1. Tăng lợi nhuận
Khi áp dụng hoạt động up sale và down sale sẽ giúp doanh nghiệp thu lại lợi nhuận nhanh chóng và kích thích nhu cầu mua sắm từ phía khách hàng. Điều này cũng giúp doanh nghiệp giải quyết được số hàng tồn kho trong các dịp sale tặng kèm sản phẩm hay nâng giá để áp dụng vào các chương trình sale lên đến 50 -80%.
2. Tăng doanh thu
Kéo theo từ việc tăng doanh số thì doanh thu cũng được tăng lên đáng kể thông qua hoạt động up sale và down sale sản phẩm. Bên cạnh đó còn tiết kiệm được chi phí chạy quảng cáo cho các hoạt động marketing. Bạn chỉ cần một bài viết trên các nền tảng xã hội giới thiệu các chương trình sale đã tiếp cận được một lượng khách hàng tiềm năng chú ý tới. Tuy nhiên bạn cần phải cung cấp những mặt hàng phù hợp và đúng với nhu cầu của người tiêu dùng.
3. Xây dựng niềm tin gắn kết khách hàng
Trong thực tế, Up sale và Down sale không chỉ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu hay doanh số mà còn tạo dụng được niềm tin gắn kết khách hàng. Khi người dùng mua nhiều sản phẩm chất lượng với giá cả phải chẳng hay được giá rẻ hơn mọi ngày. Điều khiến khách hàng rất hài lòng và yêu thích sản phẩm mình lựa chọn hơn.
4. Tạo ra giá trị lâu dài
Các hoạt động up sale hay down sale không chỉ mang lại lợi nhuận hay giá trị nhất thời. Việc thu hút được lượng khách hàng đông đảo mua hàng giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Với một số thông tin hữu ích được chia sẻ ở bài viết trên hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về các hoạt động up sale hay down sale trong kinh doanh. Nếu bạn chưa thử áp dụng vào trong hoạt động buôn bán kinh doanh của mình thì hãy thử áp dụng nó để nhanh chóng tiếp cận khách hàng tiềm năng và thu lại lợi nhuận khủng mỗi ngày. Cuối cùng chúc các bạn thành công.