Facebook Marketing
Nguyên nhân và cách khắc phục khi website bị đưa vào Google Blacklist
Theo khảo sát, mỗi ngày sẽ có khoảng 9.500 – 10.000 trang web bị Google đưa vào danh sách đen (Google Blacklist). Vậy bạn đã biết Google Blacklist là gì chưa? Làm thế nào để nhận biết được trang web của bạn có bị đưa vào danh sách này không? Và cách khắc phục tình trạng này ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để đi tìm câu trả lời nhé.
1. Google Blacklist là gì?
Blacklist chính là danh sách bao gồm các địa chỉ IP/Domain bị các tổ chức thống kê server đánh dấu là nguồn spam. Một khi trang web được đưa vào Google Blacklist có nghĩa là các công cụ tìm kiếm của Google sẽ loại bỏ những trang web đó trên trang tìm kiếm. Điều này đồng nghĩa với việc trang web của các bạn sẽ bị mất đi phần lớn các lượng truy cập đến từ Google.
2. Nguyên nhân website của bạn bị đưa vào mục Google Blacklist
Website của bạn sẽ bị đưa vào danh sách đen (blacklist) của Google một cách dễ dàng nếu như bạn mắc phải những lỗi sau:
-
Dùng những thủ thuật SEO mũ đen và vi phạm những thuật toán của Google như cloaking, link farms, doorway pages, submit quá nhiều, dùng virus để spam… hay sử dụng tool và các thủ thuật tăng Rank…
-
Source của bạn bị chèn mã độc. Những mã độc này thường là những loại virus có thể đánh cắp các dữ liệu của bạn và hoạt động như 1 keylocker, điều này cho phép virus có thể tìm được mật khẩu qua những file index.php, index.html, default.aspx, default.asp… được lưu sẵn trên máy tính của bạn rồi sau đó đi đến host theo đường.
-
Những website chứa nội dung không được phép hoạt động rộng rãi hoặc những nội dung không lành mạnh cũng bị liệt vào danh sách đen của Google.
-
Có dấu hiệu lừa đảo chuyển hướng người dùng, thu thập thông tin người dùng trái phép…vv…
-
Nội dung, tên miền, giao diện… thay đổi một cách liên tục cũng bị Google nhắm đến
-
Những domain mua backorder cũng thường không được index
……
3. Cách nhận biết 1 trang web có nằm trong Google Blacklist
Google sẽ không gửi bất kỳ thông báo nào cho quản trị viên của trang web web trước khi đưa web đó vào danh sách đen, nên rất khó để nhận biết được trực tiếp mà cần thông qua những cách sau:
Tận dụng công cụ tìm kiếm của Google
Cách đơn giản nhất để kiểm tra trang web của bạn có bị đưa vào mục Google Blacklist hay không là sử dụng công cụ tìm kiếm của Google bằng cách gõ “site:tênmiền.com”. Và nếu Google đã index nhưng không trả về bất kỳ kết quả nào thì khả năng cao là website đã bị xóa khỏi chỉ mục.
Sử dụng các công cụ của Google
Cách tốt nhất để theo dõi các thay đổi hoặc có thêm nhiều thông tin về tên miền của bạn là sử dụng các công cụ tạo ra bởi Google như Google Webmaster để kiểm tra.
Dựa vào các dấu hiệu khi trang web bị đưa vào Google Blacklist
- Website bị gắn cờ, tố cáo là lừa đảo.
- Website và các đường link trên web tự động chuyển đến các trang vô giá trị, không liên quan.
- Nhận thông báo có nguy cơ bị tấn công từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo…
- Bị ngừng cung cấp hosting và nhận thông báo website nhiễm virus.
- Xuất hiện các đường link dẫn đến website, giao diện giả mạo.
- Phần mềm virus chặn website của bạn.
- Trình quản lý web xuất hiện tài khoản người dùng / quản trị viên mới mà không do bạn tạo hoặc cấp quyền.
- Xuất hiện các đường link dẫn đến các giao diện giả mạo trên máy chủ
- Trang web của bạn bị gắn cờ là có hành vi lừa đảo giả mạo (phishing).
4. Cách khắc phục và đưa website của bạn thoát khỏi Google Blacklist
Diệt virus
Nếu máy tính đã có sẵn chương trình diệt virus, bạn nên update lên phiên bản mới nhất và thực hiện quét lại toàn bộ hệ thống. Bạn nên tập trung quét virus ở các file có tên index.* , Default.* trên host. Đồng thời loại bỏ những code chứa nội dung iframe nếu cảm thấy nghi ngờ.
Sau khi đảm bảo máy tính không nhiễm mã độc, để nâng cao tính an toàn bạn nên thay đổi toàn bộ info hosting, email, ftp account… Ngoài ra, khi sử dụng host Cpanel 11 còn có thêm chức năng Virus Scanner tìm kiếm, báo cáo và sửa chữa nếu phát hiện virus.
Gỡ block của Google – Firefox
Sau khi đã sửa chữa các lỗi do mã độc gây ra, bạn có thể thông báo về tình trạng với Google. Có 2 cách thực hiện:
Cách 1 là gửi thư cho Google: Cách này khá đơn giản, thực hiện nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao. Bạn truy cập địa chỉ tại Report Incorrect Forgery Alert và gửi một email bằng tiếng Anh có nội dung yêu cầu Google kiểm tra việc website. Hãy nói rõ ràng web không chứa virus hay mã độc. Thời gian đợi phản hồi là 1-2 ngày, nếu đạt yêu cầu, Google sẽ gỡ bỏ block.
Cách 2 là sử dụng Google Webmaster Tools: Truy cập vào công cụ Google Webmaster và chọn website của bạn. Tại Overview, click vào Request a review để gửi yêu cầu đến đội ngũ nhân viên kiểm duyệt của Google. Tương tự như cách trên, website sẽ được mở khóa sau khi đã xác thực, thời gian chờ phản hồi là 1-2 ngày.
Mong rằng với bài viết trên bạn sẽ có thể nắm được rõ những nguyên nhân dẫn đến bị đưa vào Google Blacklist để có thể phòng tránh và nắm rõ những dấu hiệu khi bạn đã bị đưa vào danh sách này để có thể khắc phục kịp thời với những cách trên mà không khiến lượng truy cập trang web của bạn giảm xuống mức “thảm hại”.