Facebook Marketing
Những dấu hiệu nhận biết quảng cáo Google hoạt động không hiệu quả
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng Google ads cho hoạt động marketing của mình nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng hoạt động hiệu quả trên hình thức quảng cáo này. Vậy có những dấu hiệu nhận biết nào để biết được quảng cáo google của bạn có hoạt động hiệu quả hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Tài khoản quảng cáo của bạn không được cập nhật thường xuyên
Những từ khóa, xu hướng vẫn sẽ thay đổi từng ngày, từng giờ nên dù bạn có nghiên cứu kỹ càng đến đâu thì mà bạn không thể lường trước được. Do đó bạn cần phải kiểm tra và cập nhật quảng cáo hàng ngày để không tiêu tốn ngân sách vô ích vào những từ khóa, xu hướng đã “lỗi thời” và giúp bạn loại bỏ đi những từ khóa phủ định. Đồng thời, kiểm tra chiến dịch thường xuyên sẽ giúp bạn đánh giá được điểm chất lượng, giá thầu quảng cáo, khu vực địa lý, thời gian người dùng truy cập,… Từ đó đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp.
2. Chiến lược mục tiêu quảng cáo không cụ thể
Lập chiến lược là một yếu tố vô cùng quan trọng để quảng cáo của bạn hoạt động theo đúng quy trình mà không xảy ra bất cứ sai sót đáng tiếc nào khiến quảng cáo không hiệu quả. Với mỗi một truy vấn tìm kiếm của người dùng sẽ một chiến lược khác nhau. Vì thế khuyên bạn nên sử dụng Mô hình AIDA (Awareness - nhận thức, Interest - thú vị, Desire - ham muốn, Action - hành động) để mô tả được các giai đoạn xảy ra từ thời điểm người tiêu dùng nhận thức được sản phẩm hoặc thương hiệu trước khi người tiêu dùng dùng thử sản phẩm hoặc đưa ra quyết định mua hàng từ đó đưa ra được một chiến lược phù hợp.
3. Tỉ lệ CTR thấp
Tỷ lệ CTR - Click To Rate đo lường tỷ lệ giữa số lần người dùng nhấp vào quảng cáo trên số lần hiển thị của quảng cáo đó. CTR càng thấp thì đồng nghĩa với việc quảng cáo của bạn càng không hiệu quả. Nguyên nhân khiến cho CTR thấp chủ yếu do:
-
Tiêu đề không hấp dẫn, nội dung mỏng
-
Không sử dụng nhiều mẫu quảng cáo khác nhau
-
Truy vấn tìm kiếm không liên quan đến tiêu đề
-
Tỷ lệ thoát trang cao
-
Giá thầu quá thấp
Tuy nhiên không có bất kỳ con số cụ thể nào thể hiện CTR là gì nó cao là bao nhiêu. Chỉ số CTR trung bình sẽ thay đổi theo từng ngành và phụ thuộc rất nhiều yếu tố.
4. Điểm chất lượng thấp
Điểm chất lượng (Quality Score – QS) là một chỉ số trong Google Ads, được sử dụng để đo lường mức độ liên quan của từ khóa, mẫu quảng cáo và trang đích. Điểm này có giá trị từ 1 đến 10 và nếu nó đạt mức từ 7 điểm trở nên tức là quảng cáo và trang đích của bạn liên quan cũng như hữu ích hơn với người tìm kiếm từ khóa của bạn so với các nhà quảng cáo khác từ đó dựa vào điểm chất lượng để đề xuất mức giá thầu và vị trí quảng cáo hợp lý.
Nếu quảng cáo có bạn có rơi vào thang điểm từ 7 trở xuống thì bạn cần phải thay đổi một số yếu tố sau:
-
Tiêu đề, mô tả quảng cáo hiển thị có hấp dẫn không?
-
Nội dung quảng cáo điều hướng tới website có thỏa mãn truy vấn người dùng
-
Tỷ lệ CTR
-
Tối ưu cấu trúc website, Onpage
-
Tốc độ tải trang
5. Tài khoản quảng cáo không có tổ chức
Tài khoản quảng cáo google là nơi bạn quản lý mọi thứ về trang web của mình trên google. Tổ chức tài khoản sẽ cho phép bạn phân phối tốt hơn các quảng cáo phù hợp đến đúng khách hàng và cho phép bạn theo dõi tốt hơn hiệu quả hoạt động của quảng cáo. Nếu như tài khoản này không có tổ chức sẽ khiến cho việc kiểm soát các chiến dịch trở nên khó khăn, gây hỗn loạn, chồng chéo các bộ từ khóa khiến bạn tiêu tốn nhiều ngân sách và thời gian để sắp xếp lại nhóm quảng cáo và có thể khiến bạn target nhầm đối tượng trong tình hình lộn xộn.
Vì thế, bạn nên tổ chức tài khoản quảng cáo của mình một cách thông minh để dễ dàng quản lý. Mỗi chiến dịch nên đặt theo tên website, vị trí, loại hình. Các nhóm quảng cáo đặt tên theo target-website. Có như vậy thì quảng cáo của bạn sẽ không bị chồng chéo đối tượng và không gây lãng phí.
6. Nội dung quảng cáo mỏng
Nội dung mỏng ở đây được hiểu là những nội dung được xuất bản với mục đích duy nhất là thao tác xếp hạng trang và không có giá trị thực cho người dùng. Nó ngắn và không có tính xác thực và không được tạo điểm nhấn để làm cho nó có ý nghĩa và dễ đọc.
Nếu bạn đã mất công tạo trang web và mục tiêu là thu hút người dùng thì khuyên bạn không nên dùng nội dung mỏng cho mình khiến người dùng nhanh chóng thoát ra và tìm đến một website khác. Bạn vừa đánh mất khách hàng vừa không thể có được vị thế cạnh tranh cao.
7. Sử dụng một nhóm quảng cáo
A/B testing là một tính năng tuyệt của google để tạo ra kết quả của một nhóm quảng cáo. Để có một nhóm quảng cáo hiệu quả với A/B testing, bạn nên có từ 3 - 5 mẫu nội dung quảng cáo với mỗi nhóm quảng cáo, sau đó A/B testing sẽ so sánh phân tách từng chỉ số trong khi giữ nguyên các chỉ số còn lại. Rồi lựa chọn ra kết quả hiệu quả hơn, lựa chọn chỉ số đó. Cứ như vậy test A/B đến hết các khía cạnh để từ đó trả về một nhóm quảng cáo hiệu quả nhất.
Ngoài nội dung, bạn có thể thử A/B testing cho các yếu tố khác như: Landing page, địa điểm, thời gian, thiết bị, từ khóa, giá thầu,….
8. Không đo lường Conversion tracking
Bạn không thể biết được hiệu quả của quảng cáo nếu bạn không đo lường nó. Conversion tracking sẽ là một công cụ hữu ích cho bạn biết những hành động xảy ra sau khi một khách hàng tương tác với quảng cáo của bạn, như họ có mua sản phẩm, đăng ký nhận bản tin, gọi cho doanh nghiệp hoặc tải ứng dụng của bạn xuống hay không. Khi một khách hàng hoàn thành một hành động mà bạn đã xác định là có giá trị, những hành động này của khách hàng được gọi là Conversion.
9. Không sử dụng các từ khóa đối sánh
Google Ads cung cấp 3 hình thức đối sánh từ khóa hiển thị quảng cáo
Đối sánh rộng: quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị ở những từ khóa có chứa từ khóa đối sánh rộng đó.
Đối sánh cụm từ: quảng cáo sẽ hiển thị ở những tìm kiếm có đủ các cụm từ từ khóa và phát triển thêm các cụm từ phụ.
Đối sánh chính xác: quảng cáo của bạn chỉ hiển thị đúng với từ khóa bạn quảng cáo.
Hãy sử dụng cả 3 hình thức từ khóa đối sánh này để khi khách hàng truy vấn tìm kiếm bằng những từ khóa liên quan nào đều để trang của bạn có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
Trên đây là những dấu hiệu cho thấy quảng cáo google của bạn có đang hoạt động hiệu quả hay không. Mong rằng với bài viết này bạn sẽ nhận biết dễ dàng hiệu quả hoạt động của quảng cáo, để từ đó có những sự thay đổi và tối ưu các chiến dịch quảng cáo của mình