Facebook Marketing
Sử dụng "Văn phong" nào cho Marketing online?
SỬ DỤNG VĂN PHONG NÀO CHO MARKETING ONLINE?
Thế nào là văn phong? Văn phong chính là lối viết riêng cho mỗi người. Nó là phong cách riêng, giọng văn đặc trưng của tác giả, được thể hiện qua chính bài viết của mình. Có thể nói, văn phong chính là phong cách viết văn của tác giả.
Theo một thống kê cho thấy, mỗi ngày, trên thế giới có khoảng hơn 35 triệu người dùng facebook cập nhật trạng thái của mình. Còn ở Việt Nam, có khoảng 800.000 bài viết trên được cập nhật sử dụng cho marketing, quảng cáo và các thương hiệu khác thông qua Facebook.
Vậy, làm như thế nào để có thể viết bài lôi cuốn người đọc, lôi cuốn fan ? Điều này đòi hỏi copywiter phải đưa tới cho người đọc nhưng nội dung hữu ích, ý nghĩa ; « văn phong » phải phù hợp, gần gũi và tôn trọng người đọc ; đồng thời, người đọc có thể nhận biết được thương hiệu, sản phẩm thông qua bài viết này.
Dối với mỗi bài marketing hay một bài viết phục vụ hoạt động quảng cáo thì thông điệp là điều quan trọng nhất mà bạn cần mang tới cho người đọc. còn với những bài hướng tới thương hiệu, hãy xây dựng cho người đọc tình yêu và sự tin tưởng đối với thương hiệu. Khiến họ lựa chọn thương hiệu của bạn khi đứng trước kệ hàng…Tất cả đều là những văn phong mà bạn mang tới cho khách hàng trong bài viết.
Vậy, sử dụng « văn phong » nào cho nội dung marketing online ?
Đầu tiên, bạn cần xác định được đối tượng khách hàng, đối tượng người đọc mà bạn muốn hướng tới: đặc điểm, sở thích, mong muốn….từ đó, lựa chọn cho mình một loại văn phong phù hợp.
Một số loại “văn phong” bạn có thể gặp và sử dụng:
1. “Văn phong” – chuyên gia, uyên bác: sử dụng khi bạn muốn xây dựng sự tin tưởng của người đọc đối với thương hiệu, nhãn hiệu của mình.
Với dạng văn phong này, đòi hỏi người viết cần có chuyên môn nhất định; đưa ra những con số, biểu đồ thể hiện tính logic và chính xác cho bài viêt. Loại văn phong này thường được sử dụng cho các bài viết về các sản phẩm trong ngành Dược phẩm, Mỹ phẩm, Thực phẩm, …
Những bài viết mang tính chuyên môn cao như vậy thường đạt được lượng xem và lượng tương tác cao trong thời gian ngắn.
2. “Văn phong” hài hước, dí dỏm, dễ nhớ: sử dụng khi viết các bài quảng cáo từ các KOLs.
Chẳng hạn, ta có thể thấy một số bài từ KOLs như: Sơn Tùng viết bài quảng cáo cho thương hiệu trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát… Đây chính là những bài marketing của các thương hiệu với phong cách vui vẻ cho người đọc.
“Văn phong” này thường được sử dụng khi đối tượng người đọc mà bạn muốn hướng tới là đối tượng vui vẻ, trẻ trung…
3. “Văn phong” gần gũi, quen thuộc
Loại văn phong này có thể thấy trong các bài viết chia sẻ về các sản phẩm của các mẹ bỉm sữa. đây là những bài viết chia sẻ các kiến thức cho người đọc, cho người đọc sự liên tưởng về sản phẩm trong chính bài viết.
Dạng bài viết này thường được các mẹ bỉm sữa sử dụng hay nói về các sản phẩm sử dụng phổ biến trong gia đình.
4. “Văn phong” báo chí – Editorial
Đây là dạng văn phong đòi hỏi người viết cần có kỹ năng, nghiệp vụ báo chí, các góc nhìn tổng quan tới chi tiết; biết lồng ghép thương hiệu hiệu trong đó một cách tế nhị và tinh tế. đối tượng người đọc mà bài viết này hướng tới thường là những khách hàng khó tính , có sự hiểu biết nhất định về các vấn đề. Những bài viết dạng này thường có trên các tạp chí online như VNExpress, CafeF…
Trên đây chỉ là một trong những dạng văn phong phổ biến, được sử dụng nhiều trong các bài viết. ngoài ra, còn rất nhiêu dạng bài viết và nội dung online khác. Tùy vào nội dung và đối tượng người đọc mà người viết sẽ lựa chọn ra loại văn phong phù hợp nhất và dĩ nhiên điều này sẽ không nói lên độ tư duy hay trình độ của người viết. tất cả đều hướng tới mục tiêu truyền tải nội dung và thông điệp của thương hiệu tới khách hàn.
Trên tất cả, hãy sử dụng “văn phong” sao cho thật tự nhiên.
Thế nào là văn phong? Văn phong chính là lối viết riêng cho mỗi người. Nó là phong cách riêng, giọng văn đặc trưng của tác giả, được thể hiện qua chính bài viết của mình. Có thể nói, văn phong chính là phong cách viết văn của tác giả.
Theo một thống kê cho thấy, mỗi ngày, trên thế giới có khoảng hơn 35 triệu người dùng facebook cập nhật trạng thái của mình. Còn ở Việt Nam, có khoảng 800.000 bài viết trên được cập nhật sử dụng cho marketing, quảng cáo và các thương hiệu khác thông qua Facebook.
Vậy, làm như thế nào để có thể viết bài lôi cuốn người đọc, lôi cuốn fan ? Điều này đòi hỏi copywiter phải đưa tới cho người đọc nhưng nội dung hữu ích, ý nghĩa ; « văn phong » phải phù hợp, gần gũi và tôn trọng người đọc ; đồng thời, người đọc có thể nhận biết được thương hiệu, sản phẩm thông qua bài viết này.
Dối với mỗi bài marketing hay một bài viết phục vụ hoạt động quảng cáo thì thông điệp là điều quan trọng nhất mà bạn cần mang tới cho người đọc. còn với những bài hướng tới thương hiệu, hãy xây dựng cho người đọc tình yêu và sự tin tưởng đối với thương hiệu. Khiến họ lựa chọn thương hiệu của bạn khi đứng trước kệ hàng…Tất cả đều là những văn phong mà bạn mang tới cho khách hàng trong bài viết.
Vậy, sử dụng « văn phong » nào cho nội dung marketing online ?
Đầu tiên, bạn cần xác định được đối tượng khách hàng, đối tượng người đọc mà bạn muốn hướng tới: đặc điểm, sở thích, mong muốn….từ đó, lựa chọn cho mình một loại văn phong phù hợp.
Một số loại “văn phong” bạn có thể gặp và sử dụng:
1. “Văn phong” – chuyên gia, uyên bác: sử dụng khi bạn muốn xây dựng sự tin tưởng của người đọc đối với thương hiệu, nhãn hiệu của mình.
Với dạng văn phong này, đòi hỏi người viết cần có chuyên môn nhất định; đưa ra những con số, biểu đồ thể hiện tính logic và chính xác cho bài viêt. Loại văn phong này thường được sử dụng cho các bài viết về các sản phẩm trong ngành Dược phẩm, Mỹ phẩm, Thực phẩm, …
Những bài viết mang tính chuyên môn cao như vậy thường đạt được lượng xem và lượng tương tác cao trong thời gian ngắn.
2. “Văn phong” hài hước, dí dỏm, dễ nhớ: sử dụng khi viết các bài quảng cáo từ các KOLs.
Chẳng hạn, ta có thể thấy một số bài từ KOLs như: Sơn Tùng viết bài quảng cáo cho thương hiệu trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát… Đây chính là những bài marketing của các thương hiệu với phong cách vui vẻ cho người đọc.
“Văn phong” này thường được sử dụng khi đối tượng người đọc mà bạn muốn hướng tới là đối tượng vui vẻ, trẻ trung…
3. “Văn phong” gần gũi, quen thuộc
Loại văn phong này có thể thấy trong các bài viết chia sẻ về các sản phẩm của các mẹ bỉm sữa. đây là những bài viết chia sẻ các kiến thức cho người đọc, cho người đọc sự liên tưởng về sản phẩm trong chính bài viết.
Dạng bài viết này thường được các mẹ bỉm sữa sử dụng hay nói về các sản phẩm sử dụng phổ biến trong gia đình.
4. “Văn phong” báo chí – Editorial
Đây là dạng văn phong đòi hỏi người viết cần có kỹ năng, nghiệp vụ báo chí, các góc nhìn tổng quan tới chi tiết; biết lồng ghép thương hiệu hiệu trong đó một cách tế nhị và tinh tế. đối tượng người đọc mà bài viết này hướng tới thường là những khách hàng khó tính , có sự hiểu biết nhất định về các vấn đề. Những bài viết dạng này thường có trên các tạp chí online như VNExpress, CafeF…
Trên đây chỉ là một trong những dạng văn phong phổ biến, được sử dụng nhiều trong các bài viết. ngoài ra, còn rất nhiêu dạng bài viết và nội dung online khác. Tùy vào nội dung và đối tượng người đọc mà người viết sẽ lựa chọn ra loại văn phong phù hợp nhất và dĩ nhiên điều này sẽ không nói lên độ tư duy hay trình độ của người viết. tất cả đều hướng tới mục tiêu truyền tải nội dung và thông điệp của thương hiệu tới khách hàn.
Trên tất cả, hãy sử dụng “văn phong” sao cho thật tự nhiên.