Tiết lộ chiến lược cạnh tranh về giá đánh bại đối thủ
Tiết lộ chiến lược cạnh tranh về giá đánh bại đối thủ

Tiết lộ chiến lược cạnh tranh về giá đánh bại đối thủ

6/7/2021 5:19:21 PM


 

                

Đây là hình  thức cạnh tranh giữa các nhà kinh doanh nhằm thu hút khách hàng về bên mình bằng giá cả sản phẩm dịch vụ hợp lý hơn các đối thủ cạnh tranh. Điều này rất có lợi với khách hàng bởi họ sẽ chọn được sản ứng ý và phù hợp với túi tiền của họ. Tuy nhiên nếu bạn không có chiến lược cạnh tranh giá hiệu quả sẽ khiến doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn một số chiến lược cạnh tranh về giá giúp bạn thu hút khách hàng và thu lại lợi nhuận nhanh chóng

 

Các chiến lược cạnh tranh về giá

1. Đặt giá ở mức cao cấp

Nếu bạn không muốn hạ giá sản phẩm thì phải khẳng định chất lượng của sản phẩm khác biệt hơn đối thủ. Bằng cách đánh vào tâm lý “tiền nào của nấy” của khách hàng bạn nên để đặt giá sản phẩm ở mức cao cấp. Tuy nhiên chiến thuật này chỉ phù hợp với những sản phẩm có thương hiệu và có vị trí đứng trên thị trường. những sản phẩm độc ra mới ra mắt sẽ gây được chú ý hứng thú đối với người tiêu dùng.


 

2. Giá thâm nhập thị trường

Chiến lượng này thường sử dụng khi có những sản phẩm độc lạ dịch vụ mới được tung ra thị trường. Nếu muốn gây được sự chú ý từ phía khách hàng bạn cần đưa ra mức giá thấp hơn so với đối thủ. Khi đó doanh nghiệp sẽ không đặt nặng vấn đề lợi nhuận thu về mà chỉ muốn tiếp cận khách hàng một cách nhanh nhất.

 

3. Giá cho các chương trình khuyến mãi

Để kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp thường áp dụng các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó còn thúc đẩy doanh số và doanh thu tăng lên đáng kể và tăng nhận diện thương hiệu từ phía khách hàng.



4. Giá hớt váng

chiến lược  giá hớt váng doanh nghiệp sẽ đặt mức giá cao nhất cho các đoạn thị trường sẵn sàng chấp nhận sản phẩm mới để thu được lợi nhuận. Khi mức tiêu thụ giảm xuống thì doanh nghiệp lại giảm giá để thu hút thêm khách hàng mới và ngăn chặn đối thủ cạnh tranh. Áp dụng cho các sản phẩm công nghệ cao, độc đáo, độc quyền.

Ví dụ:  Iphone 6s khi ra mắt có giá khoảng từ 25-30 triệu đồng cho phiên bản dung lượng 16GB, sau 3 ngày ra mắt, giá giảm còn khoảng 18 triệu đồng. Sau nhiều tháng, hiện tại khi thị trường đang chào đón iphone 7 thì mức giá của iphone 6s bản 16GB đã giảm xuống chỉ còn 13.5 triệu đồng.


5. Giá tâm lý

Đây là một hình thức "ảo thuật", các nhà quảng cáo sản phẩm dùng chiến lược này để đánh vào cảm xúc tâm lý khách hàng hơn là mặt logic. Ví dụ khi mua tai nghe ở thế giới di động bạn thường nhìn thấy mức giá chào bán sản phẩm thường rơi vào số lẻ, như $ 299 thu hút người dùng hơn ở giá $ 300. Phần lớn tâm lý khách hàng sẽ dựa vào con số đầu tiên của giá để đưa ra quyết định mua hàng. Nhằm tăng thêm nhu cầu bằng cách tạo ra ảo giác về giá trị tăng cho người tiêu dùng.

6. Giá theo khu địa lý

Giá theo khu vực địa lý được thực hiện bởi các công ty để phản ánh sự khác biệt của chi phí vận chuyển khi chuyển hàng hóa đến các thị trường khác nhau. Nếu một thị trường gần với nơi hàng hóa được sản xuất, giá cả tại đó có thể thấp hơn giá bán hàng hóa ở một thị trường xa mà chi phí để vận chuyển hàng hóa là cao hơn. Vì vậy chiến lược giá theo khu vực địa lý khách hàng cũng sẽ không thắc mắc nhiều bởi chi phí vận chuyển hàng hoá ở tuỳ nơi sẽ khác nhau.


7. Giá tiết kiệm

Cách định giá này được sử dụng rất rộng rãi từ những nhà doanh nghiệp cung cấp thực phẩm đến những nhà phân phối bán lẻ. Với chiến lược này, doanh nghiệp cắt giảm tối thiểu tất cả các chi phí liên quan đến Marketing và sản xuất để ngắm vào những khách hàng “ham giá rẻ”. Kết quả là, những vị khách hàng này sẽ mua mặt hàng mà họ cần trong khi không cần xem xét quá kỹ lưỡng.

Trên đây là một số chiến lược cạnh tranh về giá bạn có thể áp dụng vào chiến lược bán hàng giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh chóng và thu lại doanh thu khủng mỗi ngày. Chúc các bạn thành công!!!

 


0901.731.871

x
Yêu cầu gọi lại tư vấn