Facebook Marketing
Tìm hiểu sự khác biệt giữa content website và content facebook
Hiện nay website và Facebook được xem là mảnh đất màu mỡ giúp các nhà kinh doanh tiếp cận khách hàng hiệu quả. Bên cạnh đó việc marketing quảng bá thương hiệu dịch vụ sản phẩm cũng dễ dàng hơn. Ngoài ra bạn có thể liên kết 2 trang này với nhau để tăng độ uy tín cũng như xây dựng cho mình một chiến lược bán hàng lâu dài. Tuy nhiên để xây dựng lược chiến lược bán hàng hiệu quả thì nội dung là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu. Vậy content Facebook và content website có điểm gì khác biệt không? Hãy cùng Plus24h tìm hiểu ở bài viết ngay dưới đây.
1. Ngôn từ diễn đạt
Facebook là nền tảng xã hội thu hút lượng người dùng lơn, qua đây họ có thể kết nối chia sẻ thông tin đến nhiều người hơn và là kênh giải trí hữu ích. Đặc biệt trong những năm gần đây Facebook còn trở thành thị trường kinh doanh online cực kì phát triển. Giúp các nhà gia tăng doanh số doanh thu của mình lên đáng kể. Tuy nhiên để có thể tiếp cận tối đa khách hàng tiềm năng này content trên Facebook thường ngắn gọn xúc tích. Nội dung bài viết thường dài từ khoảng 300 đến 500 từ lỗi diễn đạt gần gũi. Ngoài ra thường đề cập những vấn đề mọi người đang quan tâm hoặc chia sẻ hữu ích sẽ dễ dàng thu hút người dùng hơn. Lưu ý bạn nên tránh viết những chủ đề liên quan đến chính trị phản động, hành vi hung bạo giã man điều này sẽ khiến tài khoản của bạn bị khoá vi phạm vào quy định tiêu chuẩn công đồng của Facebook.
Ngôn từ diễn đạt content facebook
Còn content website có thể mở rộng chủ đề hơn và có đi sâu về một lĩnh vực chuyên ngành nào đó. Bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin và tổng hợp được những kiến thức hữu ích giúp người dùng hiểu hơn về một vấn đề nào đó họ đang thắc mắc. Tùy theo từng loại bài viết mà số từ sẽ có quy định khác nhau nhưng phải đảm bảo đầy đủ nội dung 100%. Thông thường các bài dịch vụ sẽ từ 1500 đến 2500 chữ, bài cung cấp thông tin kiến thức từ 1000 đến 1500 chữ. Lỗi diễn đạt rõ ràng cụ thể tránh viết lan man, ngoài ra cần đảm bảo tính nhất quán của bài viết.
Ngôn từ diễn đạt content website
2. Nội dung content
Theo khảo sát khả năng tương tác và đo lường được hiệu quả của nội dung bài viết trên Facebook thường cao hơn website. Bởi nội dung thường theo trend, súc tích, mang tính thảo luận hoặc nội dung mang tính kích thích nhu cầu. ví dụ các shop bán hường thường đăng những nội dung siêu ưu đãi, bão sale. Điều này đã thu hút lượng tương tác cũng như quan tâm của khá nhiều người. Để gây được sự chú ý của người dùng thì nội dung bài viết trên Facebook phải tạo được sự ấn tượng và hướng đến nhu cầu lợi ích giá trị mang lại người dùng cao hơn.
Còn đối với content website không những phải chất lượng, hữu ích cho người xem mà còn phải thân thiện với công cụ tìm kiếm. Trong quá trình viết nội dung cho website đòi hỏi người viết phải am hiểu sâu về lĩnh vực đó. Người tạo ra nội dung lúc này đóng vai trò như một diễn giả, một chuyên gia để có thể truyền đạt kiến thức đến độc giả một cách dễ hiểu nhất. Content website được Google đánh giá cao tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm phải đảm bảo được các yếu tố sau: Nội dung thông tin không trùng lặp, tối ưu đủ các yêu cầu kỹ thuật seo như có tiêu đề chính, tiêu đề phụ,…
3. Hình thức trình bày
Content facebook không có quy chuẩn phải trình bày theo bố cục hay theo quy chuẩn nào cả. Người dùng được sáng tạo nội dung theo mình muốn có thể dưới dạng hình ảnh, video… Ngoài ra có thể thêm một số icon hay hashtag dưới mỗi bài viết để tăng lượt tương tác và níu chân người người xem ở lại bài viết dễ dàng hơn.
Hình thức trình bày nội dung Facebook
Còn với nội dung bài viết trên website thường yêu cầu về sự chỉnh chu hơn về hình thức trình bày. Đặc biệt bố cục cần rõ ràng, trình bày khoa học để giúp người dùng dễ đọc dễ hiểu thông tin hơn. Bên cạnh đó nội dung không những chất lượng mà còn phải chuẩn SEO hay còn gọi là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Tham khảo: Bạn có thể đọc thêm nguyên tắc cần nhớ khi viết content trên website
4. Thời gian đăng bài
Để gây được sự thu hút đối đa người dùng Facebook bạn không thể bỏ qua thời gian vàng đăng bài. Đó là những khung giờ mà người dùng tương tác và lướt facebook nhiều nhất. Vì vậy bạn có thể lựa chọn khung giờ sau: 7-8h sáng, 12h trưa, 7-9h tối. Đây được xem là khoảng thời gian có lượng truy cập mạng xã hội cao nhất, bởi họ thường dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn hoặc nạp thông tin kiến thức trong một ngày.
Còn trên website, việc chăm sóc và kế hoạch lên bài cũng quan trọng không kém. Để tiếp cận được tối đa khách hàng thì giờ đăng bài website nên là giờ mà người đọc tương tác với trang web của bạn nhiều nhất. Đăng thường xuyên cố định vào những khung giờ này để Google “quen nhịp” và index nội dung trang tốt hơn.
Mong rằng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn có thể hiểu hơn về sự khác biệt giữa content website và content Facebook như thế nào. Từ đó lên kế hoạch và nội dung phù với với từng kênh và nhanh chóng thu hút và tiếp cận người dùng hiệu quả.