Facebook Marketing
URL là gì? Cách tối ưu URL cho website chuẩn SEO
Nếu bạn muốn có một website chuẩn SEO để dễ dàng thu hút được người dùng cũng như đạt được thứ hạng cao trên trên trang tìm kiếm SERPs thì việc tối ưu URL là vấn đề cần triển khai ngay lập tức. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những cách để tối ưu URL cho website chuẩn SEO từ đó giúp bạn có thể triển khai ngay chiến lược tối ưu URL của riêng mình. Hãy cùng theo dõi nhé.
1. URL là gì?
URL viết tắt của Uniform Resource Locator là đường dẫn hay địa chỉ dùng để tham chiếu đến các tài nguyên trên mạng Internet. Đường dẫn URL là đoạn text có thể đọc được thay cho địa IP mà máy tính sử dụng để liên hệ với server. Đường dẫn URL tạo khả năng siêu liên kết cho các trang website.
Cấu trúc của một URL:
-
Giao thức: http, https, ftp…
-
World Wide Web: www (có thể không có thường gọi là non-www)
-
Tên miền (domain)
-
Cổng giao tiếp (port): 443, 80, 2082, 2222…
2. Vai trò của URL trong quá trình SEO website
URL đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược SEO của website. Có thể thấy URL đại diện cho nội dung của tảng, và hiển thị khi người dùng tìm kiếm từ khóa trên Google. Khi chấm điểm website, bài viết thì Google cũng tính cả điểm cho URL. Vì thế khi tối ưu URL nó sẽ mang đến cho bạn những lợi ích sau:
-
Cũng như thẻ title, việc tối ưu hóa URL ảnh hưởng trực tiếp thứ hạng của trang web trên SERPs.
-
Thu hút khách hàng click vào link nếu URL liên quan đến đúng keyword tìm kiếm.
-
Một URL được tối ưu sẽ giúp người dùng dễ nhớ, họ có thể gõ lại URL để vào web của bạn nếu muốn truy cập vào lần sau.
-
Trong một vài trường hợp đi xây dựng backlink thì anchor text URL giúp bạn xây dựng sự đa dạng từ khóa rất tốt.
3. Cách tối ưu URL cho SEO website
Độ dài URL hợp lý
Chiều dài trung bình URL cho Gmail là 59 ký tự, cho Webmaster Tools là 90 ký tự và cho Blog của Google là 76 ký tự.
URL không được chứa các ký tự đặc biệt
Các URL của trang web dù viết dưới dạng tiếng Việt nhưng đều phải để ở dạng không dấu, viết thường và quan trọng là dùng (-) để ngăn cách các từ mà không nên sử dụng dấu gạch dưới (_). Từ đó nó sẽ giúp công cụ tìm kiếm dễ hiểu cấu trúc URL hơn và giúp người dùng nhận diện dễ dàng hơn khi họ tìm kiếm từ khóa liên quan.
Bên cạnh đó, bạn hãy hạn chế tối đa việc thể hiện các kí tự đặc biệt trong đường dẫn như “^”, “#”, “%”, “=”, “@”,”?”, “$”,….. vì làm vậy Google sẽ không nhận diện được liên kết của bạn và sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng xếp hạng website.
Hạn chế chứa quá nhiều thư mục con
Thư mục con là những phần sau dấu “/” trên link URL. Bạn nên hạn chế chưa quá nhiều thư mục con. Điều này không những làm cho đường link của bạn dài dòng mà còn khó nhớ đối với khách hàng.
Không chỉnh sửa URL khi đã được Google Index
Lưu ý không nên chỉnh sửa quá nhiều lần đối với trang đã được Index trên công cụ tìm kiếm. Vì nó sẽ khiến cho URL này gần như thay đổi hoàn toàn thành một URL mới. Điều này sẽ khiến các công cụ tìm kiếm mất một khoản thời gian để Index lại từ đầu URL của bạn.
URL phải chứa các từ khóa
Từ khóa được xem là một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp cho người dùng tìm thấy trang Web của bạn dễ dàng qua công cụ tìm kiếm Google. Và khi bạn sử dụng đúng từ khóa SEO thì Google có thể sẽ hiển thị trang của bạn đầu tiên. Vậy nên bạn cần thêm các từ khóa SEO vào chính URL giúp người dùng có thể tìm kiếm dễ dàng hơn
Chuyển từ URL động thành URL tĩnh
Bởi URL động thường bị đánh giá là không thân thiện với công cụ tìm kiếm chính vì vậy mà bạn nên chuyển URL của mình sang thành URL tính thì sẽ được xếp hạng tốt hơn và được index nhanh hơn.
Không để trùng lặp URL
Nếu như bạn để nhiều URL trùng lặp thì mặc định Search Engine sẽ tính lỗi Duplicate cho Website bạn. Thông thường lỗi này sẽ mắc ở khâu Content SEO vì vậy bạn không được để URL bị trùng lặp.
Bắt đầu với từ khóa chính
Bạn hãy cố gắng đặt từ khóa chính ở ngay đầu URL để giúp ích cho việc tối ưu URL chuẩn SEO. Vì khi người dùng thấy URL dạng này của bạn trên công cụ tìm kiếm, họ sẽ biết chắc rằng đây là nội dung mà họ cần.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thể tối ưu hóa thật tốt URL cho SEO website để từ đó giúp trang của bạn thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm và người dùng.