Những sai lầm khi thiết kế công cụ thanh toán trên Website bán hàng
Những sai lầm khi thiết kế công cụ thanh toán trên Website bán hàng

Những sai lầm khi thiết kế công cụ thanh toán trên Website bán hàng

14/05/2021

Có rất nhiều website bán hàng gặp phải tình trạng khách hàng dù đã lựa chọn sản phẩm vào giỏ hàng nhưng phần trăm số người chưa hoàn tất quá trình thanh toán của mình là rất lớn. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này đến từ việc bạn mắc phải những lỗi sai khi thiết kế công cụ thanh toán trên website của mình. Vậy những lỗi sai đó là gì? Khắc phục những lỗi này ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé. 


1. Không nhấn mạnh vào nút mua hàng

Cũng tương tự như một nút kêu gọi hành động CTA, nút mua hàng chính là yếu tố để kích thích khách hàng thực hiện hành động đặt hàng khi họ đã thêm sản phẩm vào giỏ. Nếu như bạn không làm cho nút mua hàng này trở nên nổi bật hơn thì khách hàng sẽ rất khó chú ý đến nó và không thể thuyết phục được họ mua hàng của bạn. Dó đó, để giải quyết tình trạng này, cách duy nhất là bạn hãy làm cho nút mua hàng của mình nổi bật nhất có thể bằng cách:

- Đầu tiên khi thiết kế nút mua hàng, bạn hãy chú ý đến màu sắc, vị trí của nó trên website. Với màu sắc thì bạn nên chọn những màu nào tương phản với những thành phần khác và hạn chế việc trùng màu. Với vị trí thì tốt nhất bạn nên chọn vị trí đặt nút ở gần với hình ảnh và thông tin của sản phẩm nhất như vậy khách hàng sẽ dễ chú ý hơn. 

- Thứ hai, bạn có thể tạo ra những hình ảnh động nhỏ hay một cửa sổ pop-up hiển thị danh sách sản phẩm trong giỏ hàng và một tùy chọn “Thanh toán/Tiếp tục mua hàng” để nhắc nhở người dùng nếu họ chẳng may quên.


2. Chức năng giỏ hàng quá chậm

Load chậm chính là trở ngại cực kỳ lớn khi bạn bán hàng trên website. Bạn biết đấy sẽ không có bất cứ khách hàng nào có thể kiên nhẫn đợi trang của bạn load đến quá 3s đâu mà trong đó chức năng giỏ hàng quá chậm cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến khách hàng từ bỏ bạn nhanh chóng. Vì vậy, bạn hãy cố gắng tăng tốc độ cập nhật cho giỏ hàng của mình bằng cách sử dụng các công cụ như Ruby on Rails, jQuery hay jQuery UI.


3. Tính phí vận chuyển rõ ràng

Khách hàng có thể sẵn sàng bỏ tiền mua sản phẩm của bạn nhưng họ sẽ chẳng bao giờ sẵn sàng để trả phí ship. Vì thế, thay vì mở ra chương trình giảm giá thì bạn nên miễn phí vận chuyển cho họ. Việc làm này khiến khách hàng hài lòng và hữu ích cho thương hiệu quả bạn bởi quá nhiều chương trình giảm giá cũng khiến khách hàng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm.

Bạn có thể sử dụng việc miễn phí vận chuyển theo ba cách đơn giản sau:

  • Miễn phí vận chuyển theo ngày

  • Miễn phí vận chuyển cho một số đơn hàng cố định

  • Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng đạt mức giá trị tối thiểu

  • Miễn phí vận chuyển theo km


4. Buộc khách hàng đăng ký tài khoản

Khi mua hàng online, tâm lý khách hàng thường không thích cái gì quá rườm rà và tốn nhiều thời gian để thực hiện các bước nhưng hiện nay lại có rất shop bán hàng vì muốn nhanh chóng thu thập thông tin khách hàng mà tạo ra một mục đăng ký tài khoản đăng nhập. Chính vì thế mà số lượng khách hàng rời bỏ việc mua hàng ngay trước khi thanh toán là rất lớn. 

Vì vậy mà bạn nên bỏ ngay lập tức bước này đi và hãy nhanh chóng đưa khách hàng đến bước đặt mua và thanh toán. Và chính ở bước thanh toán này, khách hàng chắc chắn sẽ phải tự nguyện cung cấp thông tin cá nhân của mình cho bạn để có thể thuận tiện cho giao dịch mà hiệu quả lại rất cao.  

 

Mong rằng với bài viết trên bạn sẽ nắm rõ những sai lầm khi thiết kế công cụ thanh toán trên website bán hàng để từ đó tránh được những lỗi này cũng như khắc phục được nó khi lỡ mắc phải.  


0901.731.871

x
Yêu cầu gọi lại tư vấn